Cơ quan chuyên môn tiến hành đo rung chấn và tiếng ồn tại khu vực Thung Bưởi, xã Phú Sơn, huyện Nho Quan.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản

Bên cạnh các lợi ích phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, thì khai thác và chế biến khoáng sản ở nhiều nơi cũng gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Do đó, để bảo đảm môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, các cơ quan chức năng cần thường xuyên quan tâm, giám sát; doanh nghiệp cần nghiêm túc chấp hành, tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đời sống của người dân sinh sống chung quanh các khai trường, điểm mỏ.
Mỏ Hợp Thành-Hát Lài nhiều lần san gạt, tuyển rửa cát ngoài diện tích theo hồ sơ thiết kế. Ảnh: TUẤN SƠN.

Bắc Kạn: Quản lý lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp cố tình làm trái quy định trong khai thác cát, sỏi

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã cấp phép khai thác cát, sỏi ở các lưu vực sông trên địa bàn huyện Na Rì. Điều này góp phần khắc phục tình trạng thiếu vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Na Rì nói riêng và cả tỉnh nói chung. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm trái quy định trong khi khai thác, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Khu vực khai thác cát sạn trái phép tại xóm Bó Cang, tiểu khu Bó Bun, thị trấn Nông trường Mộc Châu.

Sơn La chỉ đạo xử lý thông tin về khai thác khoáng sản trái phép ở Mộc Châu

Ngày 13/6, Báo Nhân Dân nhận được Công văn số 2065/UBND-KT ngày 7/6/2023 về việc giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh trên Báo Nhân Dân liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản (cát sạn) trái phép tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Khu vực khai thác và nghiền cát sạn tại Cụm công nghiệp Bó Bun gần Quốc lộ 6.

Ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép

Nhiều năm nay, tình trạng khai thác khoáng sản (cát sạn) trái phép tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) vẫn ngang nhiên diễn ra. Mặc dù đã có nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, nhưng việc khai thác cát sạn vẫn diễn ra công khai trong suốt một thời gian dài với khối lượng lớn, gây nhiều hệ lụy khiến dư luận bức xúc.
Nhiều đơn vị được cấp phép khai thác cát, sỏi trên sông thu Bồn.

Quảng Nam lập lại trật tự trong quản lý, khai thác khoáng sản

Từ sau Tết nguyên đán Quý Mão, giá các loại vật liệu xây dựng như: cát, sỏi… trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bất ngờ lên gần gấp đôi, làm hàng loạt công trình xây dựng cơ bản bị ngưng trệ. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng găm hàng, đẩy giá làm rối loạn thị trường.
Mỏ sắt Trại Cau thực hiện trám lấp 164 hố sụt lún.

Thái Nguyên: Khắc phục sụt lún do khai thác khoáng sản gây ra

Việc khai thác khoáng sản tại mỏ Tầng sâu Núi Quặng ở thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2019 trở về trước đã gây sụt lún ruộng và đất canh tác. Tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu dừng khai thác mỏ Tầng sâu Núi Quặng, hỗ trợ sản lượng lương thực bị ảnh hưởng, trám lấp các hố sụt lún trả lại đất canh tác cho người dân.
Trồng rừng phủ vành đai mỏ than Phấn Mễ.

Trồng rừng phủ xanh vùng khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên

Hoạt động khai thác khoáng sản góp phần tích cực phát triển kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhưng cũng để lại hệ luỵ về môi trường, nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đời sống người dân. Từng bước khắc phục vấn đề này, tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị khai thác khoáng sản nỗ lực trồng rừng, xanh hóa các vùng mỏ.

Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản với ba nước đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) lần thứ 14.

Kết nối khu vực ASEAN+3 để khai thác khoáng sản bền vững

Ngày 7/10, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản với ba nước đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) lần thứ 14 (14TH ASOMM+3) theo hình thức trực tuyến ở 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ban Thư ký ASEAN.

Nhiều đồi, núi được san ủi trong quá trình xây dựng KCN Sông Công 2.

Rầm rộ bán vật liệu san lấp ở Khu Công nghiệp Sông Công 2

Khu Công nghiệp (KCN) Sông Công 2 đang được xây dựng rộng 250 ha trên địa bàn TP Sông Công (Thái Nguyên), do Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư. Để tạo mặt bằng rộng lớn, nhiều đồi, núi được san ủi và trong nhiều tháng qua lượng đất rất lớn được vận chuyển ra bên ngoài để bán làm vật liệu san lấp, làm dư luận bức xúc.