Ngày 27/3, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ phân tích lập trường của Nga liên quan việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Moskva trong khuôn khổ thỏa thuận chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Theo TTXVN, tối 27/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất thảo luận về việc thiết lập một chính quyền tạm thời ở Ukraine dưới sự giám sát của Liên hợp quốc và một số quốc gia, bởi ông Putin nghi vấn tính chính danh của tổng thống Ukraine Volydymyr Zelensky, người đã kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5 năm 2024.
Ngày 27/3, hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu tại thủ đô Paris của Pháp đã nhất trí duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên khối không đạt được sự đồng thuận về thành lập liên minh quân sự "tự nguyện" do Anh, Pháp dẫn đầu tới Ukraine nhằm đảo bảo an ninh cho Kiev.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga đồng thời xem xét siết chặt hơn nữa các biện pháp này cho đến khi xung đột tại Ukraine chấm dứt.
Ngày 26/3, Nga và Ukraine đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận do Mỹ làm trung gian, theo đó Moskva và Kiev sẽ ngừng các cuộc tấn công vào các địa điểm ở Biển Đen và các cơ sở năng lượng.
Ngày 25/3, Mỹ cho biết đã có các thỏa thuận riêng với Ukraine và Nga để đảm bảo Moskva và Kiev nhất trí duy trì an toàn hàng hải ở Biển Đen và tiếp tục không tấn công vào các cơ sở năng lượng của nhau.
Cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp cao của Liên bang Nga và Mỹ tập trung vào việc giải quyết xung đột Ukraine và an ninh hàng hải ở Biển Đen đã kết thúc tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia sau hơn 12 giờ thảo luận. Đại diện đoàn Nga đánh giá cuộc hội đàm giúp 2 bên "hiểu rõ lập trường của nhau".
Ngày 24/3, phái đoàn Nga và Mỹ đã bắt đầu cuộc đàm phán kín tại khách sạn The Ritz-Carlton, thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, nhằm thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột tại Ukraine và sáng kiến Biển Đen.
Ngày 22/3, Giám đốc Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) Yury Chernichyuk khẳng định cơ sở này thuộc quyền kiểm soát của Liên bang Nga, và bác bỏ mọi khả năng can thiệp từ các bên, kể cả Mỹ và Ukraine.
Mỹ tiết lộ Ukraine đã đồng ý tổ chức bầu cử tổng thống, trong khi đàm phán phân chia lãnh thổ với Nga đang diễn ra, hứa hẹn những thay đổi quan trọng trong cục diện khu vực.
Chính phủ Đức ngày 21/3 đã thông qua gói viện trợ quân sự mới trị giá 3 tỷ euro (khoảng 3,25 tỷ USD) dành cho Ukraine, đưa tổng viện trợ quân sự nước này cung cấp cho Kiev lên con số 28 tỷ euro, chỉ sau Mỹ.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt diễn biến quan trọng xảy ra liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, như điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ hay đợt trao đổi tù nhân lớn nhất giữa hai nước. Tuy nhiên, việc thuyết phục các bên liên quan nhượng bộ nhằm đạt được thỏa thuận hướng tới nền hòa bình bền vững, lâu dài vẫn còn nhiều thách thức.
Theo Reuters, ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sắp ký kết một thỏa thuận quan trọng với Ukraine trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đồng thời khẳng định tiến trình hòa bình tại Ukraine đang có những bước tiến tích cực sau các cuộc trao đổi với lãnh đạo Nga và Ukraine.
Các nhà lãnh đạo châu Âu và giới chức quân sự của khu vực này cũng đã tiến hành các cuộc họp bàn riêng rẽ để thảo luận về kế hoạch dài hạn nhằm mang lại hòa bình cho Ukraine.
Đề xuất Mỹ có thể sở hữu và vận hành các cơ sở năng lượng của Ukraine không chỉ làm dấy lên tranh cãi về chủ quyền mà còn đặt ra những hệ lụy địa chính trị sâu rộng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19/3 tuyên bố Kiev sẵn sàng ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga nếu Moskva cũng dừng các cuộc tấn công tương tự nhằm vào Ukraine. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này đã tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất với Ukraine
Tổng thống Donald Trump cho hay, cuộc điện đàm nhằm "điều chỉnh phù hợp các yêu cầu và nhu cầu của cả Nga và Ukraine" khi ông tìm cách thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa hai quốc gia này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm kéo dài hơn hai giờ vào ngày 18/3, thảo luận về các giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine và những vấn đề an ninh toàn cầu.
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nga và Mỹ đều bày tỏ tin tưởng kết quả của cuộc điện đàm sẽ giúp tiến gần hơn việc chấm dứt xung đột.
Ngày 18/3, trả lời báo chí, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump sẽ diễn ra hôm nay từ 16 đến 18 giờ theo giờ Moskva (tức 20 đến 22 giờ Hà Nội).
Ngày 17/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết Moskva và Washington đang trên đường khôi phục quan hệ song phương và tái thiết lập các cơ chế đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau.