Hiện nay, ước tính có khoảng 267.000 người nhiễm HIV tại Việt Nam, trong đó, 87% người biết tình trạng nhiễm HIV, 79% người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV, 95% người được điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ có 95% người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng của mình.
Việc tiếp cận nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) để tư vấn các biện pháp bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm HIV ngày càng khó khăn hơn, khi không ít bạn trẻ MSM sử dụng chất ma túy dạng kích thích trong quan hệ với bạn tình. Việc trao cho các tổ chức cộng đồng một bộ công cụ để can thiệp, hỗ trợ cho nhóm MSM giảm nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, nguy cơ về sức khỏe tâm thần… là một phương pháp phù hợp với thực tiễn đang được triển khai tại Việt Nam và được nhiều nước đánh giá cao.
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia thực hiện công tác dự phòng và điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Để làm được điều đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các lực lượng liên quan còn là sự chung tay của nhiều tổ chức cộng đồng.
Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP và K=K) được triển khai nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030. Với những nỗ lực và kết quả triển khai trong thời gian qua, Việt Nam dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về PrEP và K=K.
Việt Nam hiện có 98,4% người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, cao hơn năm 2022 (96%) và hiện là chỉ số duy nhất đạt mục tiêu 95-95-95 của Việt Nam tiến tới chấm dứt bệnh HIV vào năm 2023.
Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc (từ ngày 18 đến 24/11) với chủ đề “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc”, Bộ Y tế đang tích cực phối hợp các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công thương cùng các đối tác quốc tế triển khai nhiều hoạt động.
Nam quan hệ đồng giới (MSM) là nhóm quần thể ẩn khó tiếp cận, trong khi tỷ lệ ca nhiễm HIV trong nhóm này tăng nhanh báo động, đặc biệt trong lứa tuổi còn rất trẻ. Để bảo vệ giới trẻ trước hình thái lây nhiễm mới của HIV, bà Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề xuất cần có chính sách hỗ trợ việc lồng ghép các kiến thức về phòng tránh lây nhiễm HIV vào các buổi giáo dục giới tính, giáo dục về sức khỏe sinh sản tại các trường trung học cơ sở.
Tỉnh Bình Dương đang gấp rút hoàn thiện cơ sở điều trị PrEP trong Trường đại học Thủ Dầu Một. Đây là một sáng kiến táo bạo, nhưng cũng đầy thách thức, để thuyết phục các bạn trẻ trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM) ở các trường học dám lộ diện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố hướng dẫn khoa học và quy phạm mới về virus HIV tại hội nghị khoa học về HIV của Hiệp hội Chuyên gia quốc tế về HIV/AIDS (International AIDS Society - IAS).
Việt Nam đã lọt vào nhóm một số ít quốc gia đã khống chế dịch HIV trong nhóm tiêm chích ma túy với tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm này là 0,4/100 người năm.
Ước tính có trên 50.000 người nhiễm HIV mắc viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, hiện có rất ít người được tiếp cận với điều trị viêm gan C do bảo hiểm y tế chi trả.
Ngày 1/12, tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS.
Sáng 26/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Bộ Y tế) phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2022 với chủ đề "Chấm dứt đại dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng”.
Việc Bộ GD và ĐT lập Kế hoạch 455 có nhiều nội dung nhiệm vụ kỳ lạ sau đó lại có công văn diễn giải khó hiểu gây nên bức xúc trong nhiều đơn vị triển khai. Bởi lẽ Kế hoạch 455 do lãnh đạo Bộ GD và ĐT ký, sau đó, lãnh đạo một vụ chuyên môn lại ký văn bản hướng dẫn mang tính giải thích cách hiểu một số nội dung của Kế hoạch 455 thì liệu có đúng quy trình về mặt ban hành văn bản để các đơn vị cấp dưới tiếp nhận triển khai thực hiện?
Việt Nam là một trong bốn quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long, mục tiêu "Chiến lược Quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030” đặt ra khá tham vọng. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để tiến tới số người nhiễm HIV mới giảm dưới 1.000 trường hợp/năm vào năm 2030 và HIV/AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của cộng đồng.