Nhằm mục tiêu đến năm 2030, hoàn thiện cơ bản các cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử trong xã hội, ngày 9/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong bài viết Tinh-gọn-mạnh, hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, một trong những nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực đất nước là vì tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Việc Trung ương xác định và sử dụng khái niệm kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, có thể xem như một thông điệp mạnh mẽ về một thời kỳ phát triển mới của nước ta, nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển mới của quốc gia-dân tộc.
Bài viết với nhan đề "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước là một thông điệp hết sức kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề phòng chống tham nhũng, chống lãng phí.
Bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải gần đây đã trình bày sâu sắc và toàn diện về một nhiệm vụ quan trọng khác mà Việt Nam cần thực hiện khi đứng trước cơ hội lịch sử của "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", đó là nhiệm vụ chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Trong bài “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong thực tiễn hiện nay, trong đó nêu rõ: Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh, xây dựng luật phải trên tinh thần cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật. Đây là những đường hướng cơ bản để nhiệm vụ đổi mới tư duy lập pháp sẽ ngày càng đạt kết quả cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ thực tiễn trong giai đoạn mới.
Đảng đã chỉ đạo, Quốc hội đã lĩnh hội và quyết tâm thực hiện, chắc chắn rằng, công cuộc đổi mới tư duy lập pháp ngay trong hiện tại và thời gian sắp tới sẽ cần tập trung triển khai nhiều giải pháp phù hợp, đồng bộ và khả thi hơn…
Để chuẩn bị sẵn sàng thế và lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong suốt chiều dài lịch sử, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Quốc hội Việt Nam qua các nhiệm kỳ, nhất là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV hiện nay không ngừng đẩy mạnh thực thi nhiệm vụ đổi mới tư duy lập pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng pháp luật, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” về thể chế, vì nước, vì dân…
TS Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Tư pháp, đã có bài viết "Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới". Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân liên quan đến nội dung bài viết về cuộc cách mạng chuyển đổi số của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2024), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông có niềm tin rằng, từ chỉ đạo của Tổng Bí thư và thực tiễn đất nước hiện nay, thông điệp này sẽ được lan tỏa, thúc đẩy cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo nên cuộc cách mạng trong chuyển đổi số để nâng cao năng lực của lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ phòng, chống lãng phí phải có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Sáng 31/10, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay.
Khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng, nhất là lãnh đạo và tổ chức cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo dựng một xã hội mới tốt đẹp thì cũng đồng thời đặt ra việc phê phán, phòng chống những cái xấu do chế độ cũ để lại và xây dựng nhận thức và hành động mới tốt đẹp. Xây dựng xã hội mới đòi hỏi huy động sức lực, trí tuệ của toàn dân, của cải, nguồn lực của toàn xã hội và sử dụng có hiệu quả cao nhất tài nguyên của đất nước.
LTS - Chống lãng phí, thực hành tiết kiệm là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những giải pháp quan trọng phát huy mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững đất nước. Thiết thực hưởng ứng bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm, Báo Nhân Dân mở chuyên mục “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực”. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Ðảng ta đã có những đánh giá thẳng thắn, chỉ ra thực trạng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp.
Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Những quan điểm chiến lược trong bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa là nền tảng trong lý luận và thực tiễn, thể hiện tầm nhìn phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhất là các công nghệ số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bài viết "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc thực hiện Cách mạng chuyển đổi số.
Cả trong lý luận và thực tiễn đều chứng minh những quan điểm được nêu trong bài viết "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là hoàn toàn đúng đắn, có tầm nhìn vượt trước, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thời gian qua, các nền tảng xuyên biên giới không ngừng phát triển. Công cuộc chuyển đổi số cũng diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề. Bên cạnh những mặt tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia từ không gian mạng cũng đang có chiều hướng gia tăng. Thực tế này đặt ra những yêu cầu có tính cấp bách đối với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia trong tình hình mới.
1.500 doanh nghiệp công nghệ không hề đơn độc khi đi ra biển lớn, đằng sau họ có sự hậu thuẫn của nhiều cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội. Đại sứ của ta ở các thị trường nước ngoài trọng điểm đều đang hoạt động như một “đại sứ công nghệ”. Thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực công nghệ chính là cách mở đường để ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam tiến xa hơn.
Để doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuyên đề xuất xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt để “đánh cá voi” ở nước ngoài; xây dựng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” phục vụ cho thị trường toàn cầu.
Thị trường phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn thế giới trị giá hơn 1.800 tỷ USD, trong đó có khoảng hơn 1.000 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phần mềm và hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin. Đây là cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt. Nhưng đi kèm với cơ hội, là nhiều thách thức đặt ra với các doanh nghiệp công nghệ thông tin muốn chinh phục các thị trường thế giới.
Tinh thần sẵn sàng đi ra biển lớn, “săn cá voi” với những chiêu thức riêng đã truyền cảm hứng về việc gây dựng, phát triển cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam một cách bền vững tại nước ngoài.
Bằng tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực “vá” hàng nghìn lỗi cho dự án số hóa bản đồ với khách hàng Nhật Bản trong hơn 3 tháng, 120 kỹ sư phần mềm Việt đã nhận được hành động tri ân đặc biệt từ hơn 500 nhân viên người Nhật. Đó là khoảnh khắc đẹp mà người làm phần mềm ở FPT nhắc nhớ mãi khi kể về những dấu ấn của 25 năm, từ năm 1999, lúc “cuộc chiến” xuất khẩu phần mềm bắt đầu được phát động ở Việt Nam.