Ông Nguyễn Phương Hùng, hay còn được nhiều người biết đến với cái tên "Hùng Lò Rèn" ngày ngày nổi lửa giữ nghề truyền thống.

Ngắm "hoa lửa" từ tay người thợ rèn thủ công của phố cổ Hà Nội

Theo nghề rèn năm 10 tuổi, học từ việc lựa than, cách nhóm lửa bễ lò..., đến nay, ông Nguyễn Phương Hùng đã ngoài lục tuần nhưng vẫn quyết tâm giữ nghề truyền thống. Ít người biết rằng, sau biết bao đổi thay, cả làng nghề đã từng làm nên cái tên phố Lò Rèn, nay chỉ còn mình ông Hùng miệt mài giữ lửa.
Một góc chùa Bà Đá.

Những di tích đặc biệt ngay giữa lòng Hà Nội

“Hà Nội 36 phố phường” với vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại đã gieo lại nỗi nhớ nhung trong trái tim biết bao du khách. Cùng với quá trình đô thị hóa không ngừng diễn ra, ngay trong lòng Thủ đô vẫn còn đó nhiều di tích cổ xưa như những ngôi chùa, đền,... thu hút nhiều khách trong và ngoài nước ghé thăm.
Hoàng thành Thăng Long được đánh giá là hình mẫu trong bảo tồn di sản ở Việt Nam.

Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này.
Giới thiệu cho khách tham quan về căn hầm T1.

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Ðình, Hà Nội) là một Di sản văn hóa thế giới. Song ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, Hoàng thành Thăng Long còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Có những căn hầm bí mật gần đây đã được mở cửa để công chúng khám phá.
Mùa thu Hà Nội luôn để lại những ký ức đẹp. (Ảnh TUỆ NGHI)

Hà Nội trong ký ức

Nhà văn Tô Hoài, một người gắn bó với Hà Nội, tha thiết với Hà Nội từng viết đại ý: một buổi sáng, lững thững đi một vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, chợt nhận ra rằng, ngày trước ở chỗ kia ta còn là thằng nhóc trèo lấy sung non chấm muối, vậy mà chốc nay đã ngoài năm mươi, ngồi chỗ đám cây lộc vừng tình tự với những ai, những ai…
Các sản phẩm của làng Giáp Nhất ngày càng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.

Từng vòng khăn giữ nghề làng Giáp Nhất

Không ai rõ khăn xếp có từ bao giờ, từ khi còn nhỏ, những người thợ làng Giáp Nhất đã được tham gia vào các công đoạn để làm nên một chiếc khăn xếp hoàn chỉnh. Sự lưu truyền giữa các thế hệ như một “sợi dây văn hóa” giúp nối dài tình yêu với khăn xếp của những con người nơi đây. Và làng nghề đang đổi thay để thích ứng với bối cảnh mới.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng bên "kho sách" về văn hóa, văn học xứ Đoài.

Người lập "kho sách" xứ Đoài

Vốn đam mê đọc sách, yêu văn hóa xứ Đoài, anh Nguyễn Mạnh Hùng đã dành tâm huyết thành lập kho sách mang tên Xứ Đoài books tại thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng). Nơi đây có hàng nghìn cuốn sách về danh nhân xứ Đoài, do các tác gia xứ Đoài sáng tác. Nhiều nhất trong đó là các tác phẩm văn chương. Xứ Đoài thi quán mở cửa miễn phí với tất cả mọi người, là nơi giao lưu về văn hóa xứ Đoài.
Hoàng Thành Thăng Long - Những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật toàn cầu

Hoàng Thành Thăng Long - Những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật toàn cầu

Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long của Việt nam đã được Tổ chức khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là một dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và đối với Việt Nam nói chung.
Hoàng Thành Thăng Long - Các công trình di tích kiến trúc tiêu biểu

Hoàng Thành Thăng Long - Các công trình di tích kiến trúc tiêu biểu

Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là một địa chỉ văn hóa tiêu biểu của Thủ đô và cả nước. Khu di sản bao gồm Di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và trục chính tâm Hoàng thành Thăng Long đã tạo thành một quần thể thống nhất, là bộ phận quan trọng nhất của Kinh thành Thăng Long - Kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18.
Đĩa cốm xào cho tròn thu Hà Nội

Đĩa cốm xào cho tròn thu Hà Nội

Ban sớm, nắng mở ngày ra cho trời xanh sâu thẳm. Gió hanh hanh mát vừa bày lên trời vài cụm mây bông. Và thu đã theo nhịp gánh những cô hàng cốm về trên phố. Người đâu mà khéo, trên mặt đôi thúng cốm còn bày thêm mấy nải chuối trứng cuốc vàng lấm tấm chấm nâu và mấy chục hồng chín mọng bóng đỏ. Lại thêm mấy tàu lá sen xanh mướt làm nền xanh cốm mới cho bức tranh thu Hà Nội rực lên hòa sắc của mùa.
Nghệ nhân Quách Thị Bắc thực hiện công đoạn làm thiên nga bông.

Nối nghiệp thiên nga bông

Bên mâm cỗ trông trăng của người Hà Nội xưa thường có một cặp thiên nga bông trắng muốt đặt trong chiếc lẵng nhỏ. Vừa “làm cảnh”, vừa là thứ đồ chơi đặc biệt mà đứa trẻ nào cũng mong ước. Cả Hà Nội chỉ mình cụ Vũ Thị Thanh Tâm còn giữ nghề làm thiên nga bông. Tưởng rằng nghề ấy sẽ đi theo cụ khi đôi tay yếu dần và cụ cũng ngoài 90. Nhưng giờ, cụ đã có người nối nghiệp...
 

“Lầu son gác tía” Hoàng thành Thăng Long 1000 năm trước qua hình ảnh 3D

“Lầu son gác tía” Hoàng thành Thăng Long 1000 năm trước qua hình ảnh 3D

Lần đầu tiên hình ảnh về kiến trúc cung điện thời Lý sau hơn 1.000 năm được tái hiện, giúp hình dung rõ ràng hơn, cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp tráng lệ của kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long xưa. Công chúng được thấy hình ảnh 3D phỏng dựng 64 công trình kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long.
Nghệ nhân Phạm Công Bằng (bên trái) bên quân rối Tế Tiêu.

Giữ lửa rối Tế Tiêu

Rối cạn Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đang trên hành trình được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Chỉ là một phường rối gia đình, mỗi năm diễn hơn chục buổi từ lời mời của các cơ quan, đơn vị, nhưng rối Tế Tiêu vẫn có sức sống bền vững. Đó là bởi tình yêu, lòng say mê của những nghệ nhân nơi đây và nhất là của Trùm phường, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Công Bằng.