Lực lượng quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai quyết liệt các chiến dịch truy quét và xử lý các cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng nhái thương hiệu từ chợ, trung tâm thương mại đến các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook…
Trong nền kinh tế thị trường, phòng, chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế là công việc rất quan trọng, nhất là trong môi trường thương mại điện tử; đồng thời đây cũng là thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, hàng giả, nhái đang xuất hiện tràn lan trên thị trường, len lỏi từ cửa hàng tạp hóa, phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa đến những thành phố lớn. Những sản phẩm này khi lưu thông, tiêu thụ không chỉ gây ra hệ quả khôn lường đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Sản xuất, kinh doanh hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện đang là những hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện.
Ngày 27/12, theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, lực lượng quản lý thị trường thành phố Hà Nội, phối hợp với Công an kinh tế huyện Chương Mỹ đã kiểm tra một hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Chương Mỹ, phát hiện tại đây có gần 40 tấn sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm giả nhãn hiệu của nhiều nhãn nổi tiếng trên thế giới cùng hàng tấn thiết bị, máy móc, nguyên liệu dùng cho việc gia công, sản xuất hàng giả.
Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ lưu hành tràn lan trên thị trường trong thời gian qua đã và đang gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng.
Vì tin vào những lời mời chào hấp dẫn, “hàng xịn giá rẻ”… trên các kênh bán hàng trực tuyến, không ít người đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, chủ động yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội phối hợp rà soát gỡ bỏ thông tin sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật.
Ngày 2/11, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường phối hợp Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai và các lực lượng chức năng bất ngờ tiến hành kiểm tra một hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Pleiku (Gia Lai) phát hiện tại đây đang thực hiện hành vi livestream bán hàng các sản phẩm được xác định là hàng hoá giả nhãn hiệu.
Ngày 2/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11, đơn vị đã phát hiện, thu giữ nhiều loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và làm giả.
Thời gian qua, tình trạng lừa đảo bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội diễn ra ở nhiều nơi. Nhiều người vì tâm lý ham rẻ, thiếu cảnh giác, tin vào những lời mời chào hấp dẫn đã trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo.
Hãy luôn cảnh giác và nghĩ kỹ trước khi thao tác mua hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về các biện pháp bảo vệ thông tin và quyền lợi cá nhân trên báo chí và các website chính thống.
Hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, xâm phạm bản quyền thương hiệu… của doanh nghiệp trên môi trường thương mại điện tử ngày càng diễn biến phức tạp. Thực trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa đang được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu, giữ gìn môi trường kinh doanh trong sạch, bảo vệ người tiêu dùng.
Ngày 28/4, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vừa phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm hàng hóa nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng.
Càng gần Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới càng diễn biến phức tạp. Các đối tượng buôn lậu dùng nhiều thủ đoạn tinh vi đưa hàng hóa qua biên giới, sau đó vận chuyển về nội địa tiêu thụ.
Ngày 11/8, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã tiến hành kiểm tra và tạm giữ gần 100 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.