Lực lượng quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai quyết liệt các chiến dịch truy quét và xử lý các cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng nhái thương hiệu từ chợ, trung tâm thương mại đến các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook…
Nổi tiếng là vùng đất được thiên nhiên ưu ái, Khánh Hòa được ban tặng nhiều sản vật quý giá, trong đó, phải kể đến yến sào đảo thiên nhiên. Trải qua bề dày hàng trăm năm hình thành và phát triển, dựa trên bí quyết cổ truyền và hiện đại, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã đưa yến sào đảo thiên nhiên đến gần với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Ngày 7/10, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã liên tiếp truy bắt nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa giả, nhái nhãn hiệu thông qua các kênh mạng xã hội như Tik Tok, Facebook.
Ngày 29/8, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, Tổ công tác Đội 3, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên vừa phát hiện cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Ngọc, thôn Hoan Ái, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đang bày bán 2.760 chiếc bánh trung thu có nhãn mác ghi bằng chữ nước ngoài, không xác định được ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Gần đây, công tác quản lý thị trường được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực, việc kiểm soát thị trường đã được chú trọng hơn, hiện tượng gian lận thương mại đã giảm, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, phòng, chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế là công việc rất quan trọng, nhất là trong môi trường thương mại điện tử; đồng thời đây cũng là thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 34 - CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhằm siết chặt hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và làm lành mạnh hóa thị trường, thời gian gần đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tập trung tiến hành nhiều cuộc kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, qua đó phát hiện và tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm.
Trong tháng 7/2024, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, tạm giữ, xử lý nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, thu nộp lượng lớn tiền vi phạm cho ngân sách nhà nước.
Ngày 10/8, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vĩnh Lộc hiện tạm giữ hình sự Lê Hạ Tuấn và Lê Tuấn Thành cùng một số đối tượng liên quan phục vụ điều tra mở rộng vụ sản xuất nước giặt giả thương hiệu nhãn hàng OMO.
Ngày 8/8, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Đoàn thanh tra liên ngành đã bàn giao hồ sơ, chuyển vụ việc kinh doanh phân bón giả sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thọ Xuân tiếp tục điều tra, xử lý.
Những đôi dép và túi xách giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng Hermès được bày bán công khai tại một cửa hàng trên địa bàn thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã được lực lượng thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình kịp thời phát hiện và xử lý.
Ngày 17/7, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) thành phố Hà Nội sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, hàng giả, nhái đang xuất hiện tràn lan trên thị trường, len lỏi từ cửa hàng tạp hóa, phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa đến những thành phố lớn. Những sản phẩm này khi lưu thông, tiêu thụ không chỉ gây ra hệ quả khôn lường đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể gây chồng chéo với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ngày 22/6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đơn vị đã tiến hành tiêu hủy lượng hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu dưới sự chứng kiến, giám sát của Hội đồng tiêu hủy tại Nhà máy xử lý rác của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hà Lộc (xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ).
Thương mại điện tử (TMĐT) hiện đang không ngừng phát triển và ngày càng bùng nổ nhờ những tiến bộ trong công nghệ. Nhưng song hành với đó, theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường, hoạt động này thời gian qua đã và đang bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ xuất xứ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các hành vi này ngày càng tinh vi, khó lường, có nhiều diễn biến phức tạp, gây mất niềm tin của người tiêu dùng.
Chỉ trong tháng 5/2024, lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý vi phạm hành chính 640 vụ kinh doanh hàng giả, buôn lậu, thu nộp ngân sách hơn 10,8 tỷ đồng.
Ngày 28/5, tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Hội đồng xử lý tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tổ chức tiêu hủy gần 16.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm hành chính, bị phát hiện, thu giữ từ đầu năm đến nay.
Ngày 17/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an thành phố Thanh Hóa) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
Sáng 16/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã phát đi Công văn yêu cầu các sở, ban ngành chức năng và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh.
Ngày 10/4, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa phát hiện và thu giữ hơn 20 tấn nội tạng động vật đông lạnh có nhãn mác là ngôn ngữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 3/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam: Lê Thái Dương (sinh năm 1992); Phạm Văn Thắng (sinh năm 1982) đều ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và Hắc Ngọc Tình (sinh năm 1975) ở xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa để điều tra, làm rõ tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi”.
Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, do các quy định pháp lý chưa theo kịp thực tế, đã tạo ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng niềm tin và quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng.