Theo nghiên cứu này, hiện tượng cháy rừng ở Pantanal thông thường bùng phát từ tháng 7 hằng năm, trước khi “đạt đỉnh” trong 2 tháng kế tiếp. Tuy nhiên, năm nay, ngay từ cuối tháng 5, hỏa hoạn đã xuất hiện tại vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới với mức độ vô cùng nghiêm trọng.
Tính tới tháng 7/2024, tại Pantanal đã xảy ra hơn 3.500 vụ cháy rừng, tăng hơn 2.000% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 6, 2.639 vụ cháy được phát hiện, gấp 6 lần con số cao nhất từng được ghi nhận.
Cháy rừng dữ dội tại Brazil và Canada
Dữ liệu của Trường đại học Liên bang Rio de Janero (UFRJ) cũng cho thấy, khoảng gần 10% diện tích của Pantanal đã bị cháy. Khu vực này thậm chí còn rộng hơn tiểu bang Connecticut của Hoa Kỳ. Đây cũng là mức độ cháy rừng cao nhất từng được ghi nhận trong cùng giai đoạn.
Các nhà khoa học của World Weather Atribution nhận định: Hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay sẽ khiến cho tình trạng hạn hán, khô nóng xuất hiện với tần suất cao hơn từ 4-5 lần thông thường; từ đó đẩy nguy cơ hỏa hoạn tại Pantanal càng trở nên tồi tệ hơn trong những tháng sắp tới.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy đang bùng phát ở Pantanal, vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới vào tháng 6/2024. (Ảnh: REUTERS) |
Pantanal có diện tích khoảng 250.000 km2, trong đó hơn 170.000 km2 (khoảng 60%) thuộc lãnh thổ Brazil tại 2 bang Mato Grosso del Sur và Mato Grosso, 20% diện tích nằm ở phía bắc Paraguay và 18% thuộc về Bolivia.
Vùng đất ngập nước lớn nhất hành tinh này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới và được coi là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất thế giới về đa dạng sinh học hệ động thực vật với khoảng 600 loài chim, 124 loài thú, 80 loài bò sát và 60 loài lưỡng cư.