Năm 2024, có 803 ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, trong đó có 77 ứng viên GS, 726 ứng viên PGS. Trải qua các bước theo quy định, 615 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Tỷ lệ đạt so với tổng số ứng viên nộp hồ sơ đăng ký ban đầu tại các Hội đồng giáo sư cơ sở năm nay là 76,59%.
Ngày 4/11, Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước kết thúc phiên họp lần thứ 2, nhiệm kỳ 2024-2029, thảo luận, bỏ phiếu công nhận đạt tiêu chuẩn năm 2024 của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, có 615 ứng viên đạt đủ tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS).
Ngày 10/10, Văn phòng Hội đồng Giáo sư (GS) Nhà nước cho biết, kết thúc xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở các Hội đồng GS ngành, liên ngành có 631 ứng viên GS, PGS (45 ứng viên GS và 586 ứng viên PGS) được các hội đồng xét thông qua để đề xuất Hội đồng GS Nhà nước xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Sáng 13/9, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ kỷ niệm 111 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (13/9/1913-13/9/2024).
Năm 2024, cả nước có 1.033 ứng viên đăng ký xét tiêu chuẩn đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS). Hội đồng GS các cấp đã triển khai nhiều hoạt động để công tác xét công nhận minh bạch, hiệu quả, chuẩn xác, thiết thực.
Ngày 11/6, tại Đà Nẵng, Hội đồng Giáo sư Nhà nước tổ chức hội nghị công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) năm 2024, khu vực miền trung.. Đông đảo các chuyên gia, các ứng viên tham gia, trao đổi về các hoạt động chuẩn bị công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Ngày 3/6, Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, cả nước có 1.033 ứng viên đăng ký tại các hội đồng giáo sư cơ sở. Trong đó, có 93 ứng viên giáo sư, 940 ứng viên phó giáo sư.
Trong 5 năm qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành liên quan đến đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS). Vì vậy, hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp đã được đổi mới, đóng góp tích cực vào phát triển đội ngũ trí thức cả về số lượng và chất lượng.
Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2023 diễn ra ngày 18 đến 21/12 tới đây đang thu hút được sự quan tâm của giới khoa học trong nước. Chuỗi tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” là điểm hẹn kết nối giữa cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và doanh nhân hàng đầu trong nước và quốc tế.
Tại buổi Tọa đàm chính sách với Thủ tướng Phạm Minh Chính mang chủ đề "Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững trong môi trường kinh tế toàn cầu biến động" được tổ chức sáng 21/9 (giờ địa phương) tại New York nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, các giáo sư, học giả đến từ một số trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị tập trung vào những ngành mới nổi, đưa Việt Nam vươn lên chiếm vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chiều 4/9, thông tin từ Bệnh viện Bình Dân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Văn Tần, đã từ trần vào lúc 10 giờ 15 phút cùng ngày. Hưởng thọ 92 tuổi. Ông nguyên là Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, người thầy của nhiều thế hệ bác sĩ, phẫu thuật viên của hơn 30.000 ca mổ.
Ngày 18/5, tại thành phố Lào Cai, Hội đồng Lý luận Trung ương tiến hành kỳ họp thứ 7, nhiệm kỳ 2021-2026, dưới sự chủ trì của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
“Ngay cả những người xuất thân không phải là trí thức cũng có thể trở thành nhà khoa học. Vì thế, cần tạo nhiều lĩnh vực khoa học mới, nhiều nền công nghiệp mới sẽ trực tiếp tác động cho nhân loại”, Giáo sư Jennifer Tour Chayes, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, Đại học California, Berkeley truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam.
Chủ nhân Giải thưởng VinFuture Đặc biệt năm 2021 dành cho các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển - Giáo sư Quarraisha Abdool Karim chia sẻ, để phát triển khoa học tại các nước đang phát triển, việc thiết lập các mối quan hệ với các đối tác quan trọng hơn là tự lực nghiên cứu.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture bày tỏ hy vọng, trong tương lai gần, Chính phủ Việt Nam sẽ đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, gửi các nhà khoa học trẻ học tập ở nước ngoài... để thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi nghiên cứu khoa học.
"Mục tiêu phát triển công nghệ năng lượng xanh đến mốc 2050 bị tụt lại khá xa, cho nên chúng ta cần phải có thêm nhiều phát kiến, đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cần phải cam kết nhiều hơn trong việc có các kế hoạch về phát triển năng lượng xanh", Giáo sư Dan M.Kammen chia sẻ.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam (1952-2022), ngày 28/10, tại Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Câu lạc bộ Giám đốc xuất bản (Hội Xuất bản Việt Nam) và Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia tổ chức Tọa đàm về 5 tác phẩm mới xuất bản của Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Dũng.
Ngày 18/10, Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, đến nay, toàn bộ các Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đã hoàn tất công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) năm 2022 và đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Sáng 13/9, tại Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã long trọng tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 109 năm Ngày sinh của Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao Động, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa (13/9/1913-13/9/2022).
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 447 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2022.
Ngày 21/2, nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2022), Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi họp mặt các Giáo sư, Phó Giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực y tế cho thành phố.
Theo chính sách tại Nghị quyết số 188/2021/NQ-HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa 18, giáo sư về Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa công tác được hỗ trợ 1,3 tỷ đồng.
Giáo sư Vũ Khiêu đã qua đời ngày 30/9, hưởng thọ 106 tuổi. Ông là nhà văn hóa lớn của đất nước, người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành xã hội học ở Việt Nam.
Giáo sư, Tiến sĩ Günter Giesenfeld cùng vợ là bà Marianne Ngo đã hoàn thành bản dịch sang tiếng Đức toàn văn bài viết về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Là một trong những đơn vị ra đời từ khá sớm của Viện Quân y 108 nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khoa Nội Tim mạch (A2-A) đã không ngừng phấn đấu phát huy truyền thống 65 năm của lớp lớp thế hệ cha anh đi trước để ngày càng phát triển, khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, bộ đội và nhân dân, trở thành ngọn cờ đầu trong lĩnh vực Tim mạch của ngành quân y, của quốc gia và đang vươn mình ra thế giới.
Với nhiều người, âm nhạc là nhịp cầu kết nối trái tim và là một cách để giãi bày những cảm xúc không nói được thành lời. Với những người khiếm thị, âm nhạc càng có ý nghĩa hơn, giúp họ thể hiện đam mê, được tiếp thêm niềm tin và nghị lực sống.