Kết quả giám sát cho thấy, tình trạng chậm định giá đất diễn ra ở nhiều địa phương, là vướng mắc chính dẫn đến nhiều dự án bất động sản bị đình trệ. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất còn vướng mắc, đặc biệt đối với sản phẩm bất động sản mới.
Chiều 10/7, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương tổ chức Diễn đàn của Quốc hội về hoạt động giám sát tối cao và công tác chuẩn bị Diễn đàn.
Quốc hội chính thức thành lập Đoàn giám sát chuyên đề nhằm giám sát, đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là đánh giá việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 43 còn chậm, một số chính sách chưa hiệu quả, một số chính sách chưa thực hiện được.
Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43 đã được tiến hành hết sức khẩn trương trong phạm vi cả nước, đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước kiểm soát và kết thúc dịch Covid-19, đưa đời sống xã hội trở lại trạng thái bình thường, thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và tăng trưởng…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội lựa chọn 1 chuyên đề giám sát tối cao và 1 chuyên đề giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát trong năm 2025, gồm: việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, qua thực tiễn chứng minh, việc tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai chương trình giám sát của Quốc hội có hiệu quả cao, giúp thống nhất nhận thức và hành động, đồng thời xác định được rõ những gì cần phải làm để kết quả giám sát của Quốc hội ngày càng được tốt hơn.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội có phạm vi rộng, để đạt được hiệu quả cao cần có sự định hướng gọn hơn về phạm vi, có trọng tâm, trọng điểm hơn.
Báo cáo của Đoàn giám sát nêu rõ, còn có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia; việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.
Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, cùng chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Theo Báo cáo của Đoàn giám sát, trong giai đoạn 2016-2021, tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm tầng nấc trung gian. Đây là một thành tựu và kết quả nổi bật nhất của giai đoạn này.
Các đại biểu Quốc hội và cử tri đề nghị cần giám sát tối cao đối với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, nêu rõ thành tựu, hạn chế, yếu kém, để kiến nghị sửa đổi phù hợp, kịp thời.
Trước tình hình cháy nổ phức tạp hiện nay, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh thay mặt Quốc hội tái giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phòng cháy, chữa cháy.
Theo Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2023 Quốc hội vừa thông qua, tại Kỳ họp thứ năm và sáu năm 2023, Quốc hội sẽ lần lượt tiến hành giám sát tối cao 1 chuyên đề liên quan các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và y tế cơ sở, y tế dự phòng, cùng 1 chuyên đề về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Trước thực tế đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn nhiều điểm chưa phù hợp, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần thiết phải giám sát tối cao hoạt động này, nhằm đánh giá đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm, từ đó có định hướng để tiếp tục thực hiện tốt công tác có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.
Chiều 27/7, với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua 2 nghị quyết thành lập 2 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội để thực hiện giám sát tối cao theo Chương trình giám sát năm 2022 đã thông qua.
Theo Nghị quyết vừa được thông qua, năm 2022, Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành.
Ngày 21/7, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.