Có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

NDO - Báo cáo của Đoàn giám sát nêu rõ, còn có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia; việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.
0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê KĐăm trình bày báo cáo của Đoàn giám sát tại phiên họp chiều 13/9. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê KĐăm trình bày báo cáo của Đoàn giám sát tại phiên họp chiều 13/9. (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 13/9, tiếp tục Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia có tiến bộ

Báo cáo tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê KĐăm cho biết, trong năm 2023, kết quả giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã có tiến bộ, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước đến 31/8/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 chương trình đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Về giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới, lũy kế đến hết tháng 6/2023, vốn đầu tư công năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 giải ngân đạt khoảng 83%; vốn thực hiện năm 2023 đạt khoảng 44,5%, cao nhất trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 5 tỉnh hoàn thành chương trình nông thôn mới).

Có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1

Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Với chương trình giảm nghèo bền vững, đến tháng 9/2022 đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương (sớm nhất trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia). Các địa phương đã cơ bản ban hành đầy đủ văn bản theo quy định.

Cụ thể, có 4 tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách giảm nghèo đặc thù; 3 tỉnh đã ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; 9 tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo đa chiều khác/cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025.

Bước đầu, Chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao; đồng thời, cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm.

Theo đó, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo cũng là một nỗ lực được ghi nhận.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đã đề ra.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đã đề ra.

Về chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Y Thanh Hà Niê KĐăm cho biết, đã bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải để tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế, xã hội ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Đến tháng 6/2023, các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình cơ bản đã hoàn thành. Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành 58 văn bản; ở mỗi địa phương ban hành từ 40-50 văn bản liên quan. Nhiều địa phương chủ động có cách làm hay, phù hợp với thực tế.

4 địa phương chưa ban hành cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Các cơ quan bộ, ngành liên quan còn hạn chế trong quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, nhất là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý. Các văn bản chính ban hành chậm, chậm được sửa đổi, số lượng văn bản quá nhiều (khoảng hơn 400 văn bản của cả trung ương và địa phương).

Có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 2

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Hiện còn 6 địa phương chưa hoàn thành việc ban hành quy định về cơ chế lồng ghép, huy động nguồn vốn theo quy định của Nghị quyết 25/2021/QH 15 của Quốc hội; 7 địa phương chưa ban hành cơ chế tổ chức hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất; 4 địa phương chưa ban hành cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia; việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.

Ngoài ra, còn có sự trùng lặp về địa bàn thực hiện ở cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia; việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, trong khi mỗi chương trình lại có cơ chế quản lý khác nhau nên không thực hiện được lồng ghép.

Cũng theo báo cáo, tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương chưa hợp lý, có những địa phương hạng mục giá trị vài triệu đồng. Có tình trạng phân bổ vốn dàn đều các nội dung thực hiện chương trình mà chưa sát với tình hình cụ thể, nhu cầu ở các địa phương.

Chẳng hạn, ở tỉnh Tây Ninh, đồng bào dân tộc sống phân tán, số lượng chỉ hơn 10.000 người nhưng vẫn được phân bổ hơn 5 tỷ đồng cho nội dung về cải thiện tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; hay phân bổ vốn cho nội dung hỗ trợ cho các huyện nghèo ở một số địa phương không còn hoặc không có huyện nghèo.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu thực tế ở cấp xã, huyện rất lúng túng trong việc thẩm định giá, quy trình thực hiện đấu thầu, phê duyệt thầu, lựa chọn thầu; điều chỉnh danh mục, quy mô, đối tượng thụ hưởng… với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng và liên kết chuỗi, chưa tổng hợp được kết quả và công khai minh bạch việc trả lời khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành Trung ương.