Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, lãnh đạo các Sở, ngành kiểm tra tiến độ xây dựng khu tái định cư tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên.

Tuyên Quang tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 do tỉnh Tuyên Quang quản lý hơn 6,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn giao năm 2024 hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, còn lại là vốn từ năm trước chuyển tiếp sang năm nay. Nguồn vốn này được tỉnh và các địa phương bố trí để xây dựng các công trình chuyển tiếp và khởi công mới thuộc lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, y tế, môi trường… và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Đến hết tháng 10, toàn tỉnh giải ngân đạt khoảng 45%, chậm so với kế hoạch đề ra.
Thi công hầm đường bộ thuộc dự án đường cao tốc bắc-nam giai đoạn II.

Thủ tướng chỉ đạo tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công dịp cuối năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm; xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 11/10, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Tổ công tác số 1 do đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Tổ trưởng có buổi làm việc với các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công.
Dự án chung cư sông Cà Ty khởi công xây dựng hai khối chung cư A1, A2 và các hạng mục phụ trợ, với giá trị hợp đồng 147,8 tỷ đồng.

Thi đua nước rút giải ngân vốn đầu tư công tại Bình Thuận

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của Bình Thuận là hơn 4.630 tỷ đồng, giá trị giải ngân đến ngày 13/9 là hơn 1.528 tỷ đồng, đạt 33,01% so với kế hoạch; trong đó, có hơn 2/3 chủ đầu tư giải ngân đạt dưới 50% kế hoạch vốn năm 2024 (sáu chủ đầu tư giải ngân đạt trên 30%, ba chủ đầu tư giải ngân đạt dưới 30%).

Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công công trình giao thông

Công tác giải ngân vốn đầu tư công mặc dù được Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện, ban hành nhiều giải pháp kịp thời nhằm "kích hoạt" nguồn vốn đầu tư, song thực tế kết quả đạt được vẫn rất thấp so với chỉ tiêu đề ra. Thời gian còn lại của năm 2024 không còn nhiều, các chủ đầu tư đang tăng tốc với hy vọng nâng cao tỷ lệ giải ngân, đưa nguồn vốn đến các công trình trọng điểm hiệu quả hơn.
Do giải ngân nguồn vốn chậm cho nên nhiều tuyến đường ở Bình Phước thi công rất chậm.

Tăng cường các giải pháp tạo đà phát triển

Thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước với bốn nhiệm vụ trọng tâm, bốn nhiệm vụ ưu tiên, ba chương trình đột phá và 15 chỉ tiêu cơ bản… Bình Phước đang từng bước chuyển từ vị trí "dự trữ phát triển" thành một động lực phát triển trong vùng Đông Nam Bộ.
Nút giao thông An Phú đang được thi công khẩn trương nhằm giảm ùn tắc giao thông.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội

Với sự quyết liệt trong điều hành, quản lý của lãnh đạo các cấp, kinh tế-xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong bảy tháng đầu năm tiếp tục cho thấy nhiều điểm lạc quan, tốc độ phục hồi được duy trì tích cực. Tuy vậy, để hoàn thành kế hoạch năm, nhiều công tác, vấn đề cần phải được tháo gỡ, tăng tốc nhanh hơn nữa.
Quang cảnh phiên họp thường kỳ tháng 7 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh yêu cầu trước 31/8, mỗi đơn vị phải nâng tỷ lệ giải ngân lên ít nhất 15%

Tính đến hết ngày 15/7, tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh Bắc Ninh vẫn ở mức rất thấp so với cả nước, xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố. Tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tỷ lệ giải ngân chậm, chỉ rõ các đơn vị đạt thấp, ngày 23/7, tại phiên họp thường kỳ tháng 7 của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực điều hành Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị đến trước 31/8, mỗi đơn vị phải nâng tỷ lệ giải ngân lên ít nhất 15%.
Thi công nâng cấp đường Thịnh Ðức (TP Thái Nguyên)-Bình Sơn (TP Sông Công).

Thái Nguyên nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên có tổng số vốn đầu tư công là hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao là hơn 5.600 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6, tỉnh mới giải ngân được 22% tổng số vốn và 35% vốn Thủ tướng Chính phủ giao, chưa đạt yêu cầu đề ra. Trước tình hình đó, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để giải ngân hết số vốn này, góp phần sớm đưa các công trình vào sử dụng, thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương.
Tỉnh Thái Nguyên yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công trình ở các xã vùng dân tộc thiểu số để tăng cường hệ thống hạ tầng, thúc đẩy giảm nghèo.

Thái Nguyên thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024 tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân hết tổng vốn đầu tư công hơn 5.600 tỷ đồng, nhưng đến hết tháng 5 mới giải ngân đạt gần 26%, 6 tháng đầu năm giải ngân đạt khoảng 40% tổng số vốn Chính phủ giao, chưa đạt yêu cầu đề ra. Trước tình hình đó, thời gian tới, tỉnh đã có nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn quan trọng này.
Các đơn vị thi công tại nút giao thông An Phú (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh được giao khoảng 79.000 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, công tác giải ngân trong năm tháng đầu năm còn khiêm tốn. Trong 7 tháng còn lại, nếu các khó khăn, vướng mắc liên quan công tác này không được giải quyết hiệu quả thì sẽ khó về đích theo kế hoạch đề ra.
Các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi kiểm tra hiện trường các dự án trọng điểm của tỉnh.

Quảng Ngãi tháo gỡ nút thắt các dự án trọng điểm

Do gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khiến nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn Quảng Ngãi thi công cầm chừng, ách tắc tiến độ. Trước thực trạng này, Tỉnh ủy Quảng Ngãi vào cuộc, đưa ra các giải pháp quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội sáng 22/5. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do đó cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình.
Chi đầu tư phát triển hiện chiếm khoảng 28-29% tổng chi ngân sách nhà nước. (Ảnh minh họa)

Kiểm toán Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng; phát hiện nhiều sơ hở, bất hợp lý để kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo. (Ảnh: LINH KHOA)

Phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Sáng 20/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo.
Dự án hạ tầng kỹ thuật tiểu khu đô thị số 15, thành phố Lào Cai đang được triển khai thi công.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh và Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức (ngoài cùng bên trái) kiểm tra tiến độ một dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.

Đồng Nai tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh đang được triển khai xây dựng cùng lúc. Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, ngành chức năng địa phương đang tập trung cao độ thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí VÕ TẤN ĐỨC, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.