

#ghép tạng
Có 16 kết quả
Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 23 bệnh viện được công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép 1 trong 6 bộ phận cơ thể người. Từ năm 1992 đến ngày 31/3/2022, Việt Nam đã triển khai thành công 6.550 ca ghép tạng.
Khi bệnh nhân ghép tạng nhiễm Covid-19, cần đánh giá tình trạng bệnh nhân, tùy từng bệnh nhân để đưa ra biện pháp điều trị cụ thể. Sau khi hết triệu chứng, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm xác định virus, thời gian cách ly dài hơn để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân và cộng đồng.
Ngày 8/3, ông David Bennett (57 tuổi), người đầu tiên trên thế giới được ghép tim lợn chỉnh sửa gene, đã qua đời tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMMC) ở Baltimore, Maryland, Mỹ, hơn 2 tháng sau khi thực hiện ca phẫu thuật được cho là “lựa chọn cuối cùng”.
Các bác sĩ Mỹ mới đây đã cấy ghép quả tim lợn được chỉnh sửa gene cho một người đàn ông mắc bệnh tim giai đoạn cuối. Điều kỳ diệu đã xảy ra, bệnh nhân đang hồi phục tốt 3 ngày sau ca phẫu thuật.
Tính đến 30/9/2021, Việt Nam đã triển khai thành công 6.113 ca ghép tạng, trong đó có 8 ca ghép phổi (1 ca ghép từ người cho sống), 1 ca ghép tim phổi.
Một trái tim, một lá gan và hai thận đã được chàng trai 22 tuổi, trú tại xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa không may bị chết não sau tai nạn giao thông hiến tặng lại cho đời, hồi sinh cho bốn người bệnh khác.
Ngày 15-3, các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins đã công bố báo cáo đầu tiên để tìm hiểu về việc vaccine ngừa Covid-19 có bảo vệ người ghép tạng hay không và những biện pháp phòng ngừa mà những người có hệ miễn dịch bị ức chế nên thực hiện sau khi tiêm.
Ngày 1-2, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép tim cho bệnh nhi L.X.H, 7 tuổi - nặng 16 kg, tại Hà Nội. Đây là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam được ghép tim từ một bệnh nhân người lớn chết não và đã được gia đình đồng ý hiến tạng.
“Tôi chỉ muốn những người mẹ khác vẫn giữ được nụ cười của mình”, “Tôi chỉ mong con được cảm nhận bố còn sống và tự hào về bố”… những câu nói nghẹn ngào của những người vợ, người mẹ kiên cường đã hiến cơ thể chồng mình, con mình cứu sống những người khác khiến ai nấy đều xúc động không cầm được nước mắt.
“Chỉ hai ngày sau ghép phổi, bệnh nhân đã rời khỏi giường và tập phục hồi chức năng. Ngày thứ 3, bệnh nhân đã tập đi lại. Đó là một kỷ lục hồi phục sau ghép phổi”, PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khẳng định.
Lần thứ 4 thực hiện ca ghép đa tạng từ người cho chết não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chinh phục thành công thêm một ca ghép phổi. Đồng thời, bệnh viện cũng ghi dấu ấn là cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á thực hiện thành công ca ghép đồng thời hai cẳng tay.
Bệnh viện Quân Y 103 vừa thực hiện thành công hai ca ghép ruột từ người cho sống trong hai ngày liên tiếp, 27 và 28-10. Bệnh nhân L.V.T. (26 tuổi) được ghép ruột từ mẹ đẻ. Bệnh nhân N.V.D. (42 tuổi) được anh trai hiến ruột.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp tục ghi thêm những kỷ lục trong ghép tạng với việc triển khai ghép 23 tạng chỉ trong 13 ngày. Bệnh viện cũng lần đầu tiên thực hiện hai ca ghép tim liên tiếp chỉ trong hai ngày.