Nền kinh tế khu vực đồng euro đã cho thấy một số dấu hiệu tích cực khi hàng loạt chỉ số phản ánh sự tăng trưởng nhẹ trong bối cảnh khu vực đã tránh được suy thoái hơn 1 năm qua.
Cuộc khủng hoảng nhà ở đã kéo theo những hệ quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân tại nhiều nước châu Âu. Gánh nặng về chi phí nhà ở đang đè nặng lên vai hơn 160 triệu người dân trong khu vực.
Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) vừa công bố số liệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm trong quý III năm 2023. Tuy nhiên, lạm phát của Eurozone trong tháng 10 đã xuống mức thấp nhất trong hai năm. Cuộc chiến chống lạm phát có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, song EU tin có thể hoàn thành mục tiêu đưa lạm phát xuống 2%.
Theo số liệu Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ngày 31/10, tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm trong quý III năm 2023, do chính sách tăng lãi suất mạnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và nền kinh tế Ðức suy giảm. Song, lạm phát của Eurozone trong tháng 10 vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua.
Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang, giá tiêu dùng ở Đức dù đã giảm nhưng trên thực tế vẫn cao hơn so mức trung bình của toàn bộ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Theo số liệu mới từ Eurostat - Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU), nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật từ đầu năm nay, giảm 0,1% trong 2 quý liên tiếp.
Lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng sức ép giá thực phẩm và đồ dùng thiết yếu được dự đoán tiếp tục đè nặng lên người tiêu dùng. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thận trọng khi cho rằng, các chỉ số về áp lực lạm phát cơ bản ở Eurozone vẫn ở mức cao và nhiều khả năng ngân hàng này phải tiếp tục tăng lãi suất nhằm thực hiện cam kết kiềm chế lạm phát ở mức mục tiêu 2%.
Số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 19/4 cho biết có gần 6% dân số Đức, tương đương với 3,4 triệu người, cho biết họ chưa từng sử dụng Internet.
Ngày 23/2, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, lạm phát cơ bản, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm và nhiên liệu có tính biến động, của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức kỷ lục 5,3% trong tháng 1/2023, so mức 5,2% trước đó.
Sau nhiều tháng liên tiếp xô đổ các mốc kỷ lục, tỷ lệ lạm phát tại các nước Liên minh châu Âu (EU) đã bước đầu hạ nhiệt. Sức ép phần nào đã dịu bớt, song giá cả tăng cao vẫn là nguy cơ lớn, đe dọa cản đà phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế EU trong năm 2023.
Trong dự báo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về triển vọng của nền kinh tế thế giới, các nước châu Âu được cảnh báo đối mặt tương lai ảm đạm, bởi một số nền kinh tế lớn ở khu vực đang bên bờ vực suy thoái. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đau đầu với bài toán cân đối các mục tiêu kiềm chế lạm phát và hạn chế rủi ro đe dọa tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu (EU).
Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Pháp là quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất ở Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 8/2022 với 6,6%, tiếp theo là Malta (7%) và Phần Lan (7,9%).
Ngày 11/7, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, dân số Liên minh châu Âu (EU) đã giảm vào năm 2021. Đây là năm thứ hai liên tiếp dân số khu vực này giảm, sau khi đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người tại EU. Số liệu được công bố đúng Ngày Dân số thế giới.
Xuất khẩu từ EU sang Anh giảm 15% trong 10 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát; trong khi hàng hóa Anh nhập khẩu vào EU cũng giảm 30% so với cùng kỳ năm 2019.