Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc mở rộng các tuyến, điểm du lịch. Nhờ đó, các sản phẩm dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, thời gian lưu trú của du khách tại khu vực nông thôn ngày càng dài hơn.
Hà Nội có vùng ngoại thành rộng hơn 3.000 km2 với địa hình đa dạng, đồng thời, sắc thái văn hóa làng quê cũng rất phong phú. Đây là cơ sở để du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố bứt tốc, phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để du lịch nông nghiệp cất cánh, thành phố cần hỗ trợ người dân xây dựng sản phẩm, đồng thời xây dựng cơ chế đặc thù cho sử dụng đất nông nghiệp.
"Dù đã trải nghiệm du lịch nông nghiệp ở một số nơi nhưng đây là lần đầu tiên tôi được khám phá công việc nhà nông ở một không gian xanh gần Thủ đô đến thế. Người nông dân vô cùng thân thiện, các loại rau thì rất sạch, có thể ăn ngay tại vườn... Đây là mô hình du lịch rất tiềm năng mà có lẽ vị khách quốc tế nào đến cũng sẽ thấy thích thú như tôi!”. Đó là chia sẻ của bà Suzanne Siskel-một nữ du khách người Mỹ khi tham gia tour du lịch nông nghiệp gắn với cộng đồng diễn ra ngày 4/4, ở Giang Biên (Long Biên, Hà Nội).
Lễ hội thu hoạch hành, tỏi gắn liền với những câu chuyện về lịch sử, văn hóa là tiền đề để thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là cơ hội để “thủ phủ” hành, tỏi lớn nhất cả nước giới thiệu và quảng bá các sản phẩm hành, tỏi nổi tiếng của địa phương.
Giúp các em học sinh trải nghiệm thực tế vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, được tương tác, trò chuyện, đặt câu hỏi trực tiếp với nông dân địa phương, từ đó hiểu hơn về những khó khăn, nhọc nhằn của công việc nhà nông cũng như tầm quan trọng của nông nghiệp, của thực phẩm sạch đối với đời sống con người. Đó là tour du lịch thú vị tại mô hình du lịch nông nghiệp VietHarvest AgriTour ở Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Nhắc đến Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội), trước đây nhiều người chỉ biết tới nghề trồng rau, bện thừng, đan võng, trồng chuối nổi tiếng... Nhưng giờ ghé thăm vùng đất ven đô này, du khách còn có cơ hội trải nghiệm những tour du lịch nông nghiệp độc đáo đang được gần 20 hộ dân triển khai.
Vậy là Festival Hoa-kiểng Sa Đéc lần đầu được tổ chức đã khép lại sau 7 ngày diễn ra. Đây là kỳ Festival hoa kiểng đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 16/12, mô hình du lịch nông nghiệp gắn với cộng đồng VietHarvest AgriTour đã chính thức được ra mắt tại khu vực phường Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội). Mô hình hiện thu hút 20 hộ nông dân tham gia, với các sản phẩm du lịch xanh hấp dẫn.
Còn đúng một tháng sẽ diễn ra Festival hoa-kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023. Lần đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long có địa phương tổ chức Festival hoa-kiểng làm cho bà con nông dân chộn rộn niềm vui.
Sáng 22/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong (thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) chủ trì tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”.
Trong bối cảnh du lịch bền vững ngày càng trở nên cần thiết, việc phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp sạch không chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh mới mà còn góp phần tăng cường phát triển bền vững cho các địa phương. Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trong việc phát triển du lịch cộng đồng chất lượng và tạo ra những sản phẩm du lịch giá trị.
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 10 km, huyện Phong Ðiền có hơn 8.500 ha vườn trồng nhiều loại cây cho trái ngon, giá trị kinh tế cao. Phát huy lợi thế vườn cây trái và giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường thủy, Phong Ðiền tập trung phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái để thu hút du khách…
Đồng Bằng Sông Cửu Long được biết đến là một vùng đất nông nghiệp, ngoài những cánh đồng lúa xanh mát, nơi đây còn có những vườn cây trái xanh mát. Tận dụng lợi thế trên gần đây tỉnh Hậu Giang phát triển mô hình du lịch kết hợp giữa canh nông và giáo dục, “Bảo Gia nông trang” đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần làm cho du lịch xanh tại Hậu Giang thêm khởi sắc.
Chiều 24/7, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Những vấn đề đặt ra trong khởi nghiệp làm du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn”.
Tài nguyên văn hóa đang trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phương. Trong đó, Ninh Bình là một điển hình trong việc tận dụng tốt nguồn tài nguyên đặc biệt ấy cho phát triển và tăng trưởng xanh.
Hà Nội có vùng ngoại thành rộng lớn, cảnh quan đẹp, di sản văn hóa phong phú. Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Sở Du lịch Hà Nội đang tìm giải pháp để thúc đẩy hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn trở nên hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, những thành quả từ xây dựng nông thôn mới đã trở thành điểm tựa vững chắc để Quảng Ninh phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Qua đó, tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng phục vụ nhu cầu của du khách bên cạnh các loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh như biển đảo, văn hóa, tâm linh, sinh thái đồng thời góp phần quan trọng nâng cao đời sống cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
Người làm du lịch cần loại bỏ suy nghĩ tự hài lòng với chính mình. Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho nông dân mà còn là lòng tự hào quảng bá hình ảnh quê hương, xứ sở.
Trong những năm qua, Bắc Ninh không chỉ là địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, mà còn có sự chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác, nhất là khai thác các thế mạnh, tiềm năng về du lịch. Cùng với sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch nông nghiệp, nông thôn, làng nghề cũng đang được xem là nguồn tài nguyên mới của ngành công nghiệp không khói nơi đây.
Fukushima là tỉnh nằm ở vùng duyên hải của Đông Bắc Nhật Bản chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp trong những năm gần đây. Những vườn cây trĩu quả còn được xem như biểu tượng cho sự phục hồi và phát triển của ngành nông nghiệp công nghệ cao và an toàn. Fukushima giờ đây còn được biết đến là “Vương quốc trái cây” của Nhật Bản. Đây cũng được coi là trung tâm của ngành du lịch nông nghiệp không chỉ của tỉnh Fukushima mà cả đất nước Mặt trời mọc.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trọng điểm của đất nước với hệ sinh thái mang nét đặc trưng của sông, kênh, rạch chằng chịt. Phát huy lợi thế, tiềm năng này, nhiều địa phương chuyển hướng phát triển du lịch nông nghiệp thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao thu nhập; bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của cư dân miền sông nước.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định ban hành “Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025” với mục tiêu là tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.