Dưới mái hiên nhà, ông Đặng Đình Được, người đã có tròn hai thập niên trông coi Khu tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh say sưa kể về chuyến thăm quê đầu tiên của người con kiệt xuất sinh ra từ mảnh đất Giai Phạm (Yên Mỹ, Hưng Yên).
Huyện Yên Mỹ nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên là vùng đất cổ giao lưu của ba vùng văn hóa: Xứ Đông, xứ Bắc và Sơn Nam. Nơi đây sản sinh nhiều danh nhân nổi tiếng của đất nước như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, Tể tướng Phạm Công Trứ, Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Trung tướng Nguyễn Bình - Danh nhân quân sự Việt Nam. Đặc biệt là nhà chính trị Nguyễn Văn Linh. Lịch sử ghi nhận Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - người mở đường và có công lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.
Qua hơn 35 năm Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhìn lại chặng đường đã qua, không thể không nhắc đến vai trò và đóng góp to lớn, quan trọng của đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư đầu tiên của sự nghiệp Đổi mới.
Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi đồng chí Nguyễn Văn Linh được gắn liền với hai chữ Đổi mới. Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ VI, mà Đại hội lần thứ VI là Đại hội đề ra đường lối đổi mới và mở đầu cho thời kỳ đổi mới. Đó là một cái lý. Song cái lý lại được chứng minh sâu sắc hơn nhiều, có tính thuyết phục hơn nhiều bởi hoạt động thực tiễn của đồng chí.
Theo đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trang thông tin đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và "Những việc cần làm ngay" là kho tư liệu quý giá về Tổng Bí thư, để lại cho Đảng và nhân dân ta những di sản hết sức to lớn, có giá trị và thực tiễn sâu sắc.
Về sau, đồng chí Nguyễn Văn Linh nói lại với các nhà văn, nhà báo: “Tôi không phải nhà văn nghệ, nhà báo, nhưng "ngứa ngáy" quá vừa rồi mới viết Những việc cần làm ngay. Nhiều người hoan nghênh, hưởng ứng nhưng không phải không có những người cho rằng “bôi đen chế độ”…
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhà lãnh đạo kiên định, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên trung, đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta. Những phẩm chất cao đẹp, những quyết sách sáng tạo, nhạy bén trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nhất là về tinh thần đổi mới của đồng chí đã, đang và mãi mãi là nguồn cổ vũ to lớn, là phương châm chiến lược, là phương thức hành động để toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới ngày càng đạt nhiều thắng lợi.
Nhân dịp kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1-7-1915 - 1-7-2020), sáng 25-6, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Ðảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: "Ðồng chí Nguyễn Văn Linh với công cuộc đổi mới ở Việt Nam".
DO ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA NGHỀ BÁO, TRONG KHOẢNG THỜI GIAN TỪ 1975 ĐẾN 1996, TÔI CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC TIẾP CẬN VỚI NHIỀU VỊ LÃNH ĐẠO Ở CÁC CẤP KHÁC NHAU. CỐ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH LÀ MỘT TRONG SỐ LÃNH ĐẠO MÀ TÔI TỪNG MAY MẮN CÓ NHỮNG KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ, ĐÁNG TRÂN TRỌNG.
(Diễn văn của đồng chí Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG)
Thưa các vị đại biểu,
Thưa các đồng chí và đồng bào,
Trong không khí cả nước thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm lần thứ 70 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, hôm nay, tại tỉnh Hưng Yên - quê hương của đồng chí Nguyễn Văn Linh, một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, đang từng ngày đổi mới, chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh -Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 1986 - 1991, một trong những học tr&o
Nguyên: Bí thư T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước-
Sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên nhiều mặt. Đại hội VI của Đảng họp tháng 12-1986 xác định phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật; phải đổi mới tư duy, đổi mới phong cách, đổi mới tổ chức và cán bộ, đổi mới cả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, văn hóa, xã hội,...
Ngày 22-6, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "Đồng chí Nguyễn Văn Linh với cách mạng miền nam, với Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và TP Hồ Chí Minh" nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1-7- 1915 - 1-7-2015). Các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể T.Ư; tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh khu vực Nam Bộ cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học dự Hội thảo.
Hoàn thành nhân kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (4-1975 - 4-2015) và nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1915-2015), tượng đài Nguyễn Văn Linh tại TP Hưng Yên là công trình văn hóa - lịch sử có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng.
Sau thắng lợi của phong trào Đồng Khởi, để kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền nam, ngày 23-1-1961, Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền nam (T.Ư Cục MN) (thay thế Xứ ủy Nam Bộ trước đó), đặt dưới sự chỉ đạo của BCH Trung ương Đảng mà thường xuyên là Bộ Chính trị. Ngày 10-10-1961 tại hội nghị lần thứ nhất, T.Ư Cục MN đã chính thức thành lập bộ máy lãnh đạo của Trung ương Cục. Đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, đồng chí Võ Chí Công, Phan Văn Đáng (Hai Văn) làm Phó Bí thư.
Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cống hiến trọn đời mình cho mục tiêu, lý tưởng cao cả của Ðảng ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
ND - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, tôi có vinh dự lớn là được phục vụ đồng chí Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư của Ðảng, khoảng mười năm, từ sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước đến Ðại hội VI của Ðảng.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Viện Hồ Chí Minh vừa tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách Nguyễn Văn Linh - Tiểu sử nhằm giúp bạn đọc trong cả nước nắm bắt và hiểu sâu thêm về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
Ông Ba Quốc kể: "Chuyện là như thế này. Một đặc khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định đang hoạt động ở nội thành tên Huỳnh Kim Hiệp, là một tên phản bội, làm tay sai cho địch. Nghề nghiệp công khai của hắn là thư ký bưu điện. Hiệp đã nhiều lần đến Sở Nghiên cứu chính trị của Trần Kim Tuyến báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức cách mạng ở Sài Gòn. Trần Kim Tuyến giao cho tôi phụ trách vụ này.