Đồng bào vùng biên Quảng Trực thoát nghèo từ cây mắc-ca

Cây mắc ca mới được đưa vào trồng khảo nghiệm và phát triển trên vùng đất Quảng Trực, Đắk Nông nhưng đã sớm cho hiệu quả kinh tế ổn định, phù hợp với tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.
0:00 / 0:00
0:00
Sau 12 năm phát triển, đến nay toàn xã Quảng Trực đã trồng được 1.330ha, chiếm gần 2/3 diện tích mắc ca của huyện Tuy Đức; là địa phương có diện tích mắc ca đứng đầu tỉnh Đắk Nông.
Sau 12 năm phát triển, đến nay toàn xã Quảng Trực đã trồng được 1.330ha, chiếm gần 2/3 diện tích mắc ca của huyện Tuy Đức; là địa phương có diện tích mắc ca đứng đầu tỉnh Đắk Nông.

Sau 12 năm phát triển, đến nay toàn xã Quảng Trực đã trồng được 1.330ha, chiếm gần 2/3 diện tích mắc-ca của huyện Tuy Đức; là địa phương có diện tích mắc-ca đứng đầu tỉnh Đắk Nông; giúp nhiều nông dân thoát nghèo, mở ra cơ hội làm giàu, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên.

Đồng bào vùng biên Quảng Trực thoát nghèo từ cây mắc-ca ảnh 1

Mắc-ca đã sớm trở thành cây chủ lực, cho hiệu quả kinh tế ổn định, phù hợp với tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Trực.

Do thói quen canh tác truyền thống lạc hậu, thiếu vốn sản xuất nên những năm về trước, gia đình ông Điểu Ol, ở bon Bu Prăng, xã Quảng Trực lâm cảnh thiếu đói quanh năm. Đến năm 2012, ông được huyện Tuy Đức hỗ trợ nhà ở, bò giống, 360 cây giống mắc-ca, phân bón và cho vay ưu đãi 50 triệu đồng để đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi.

Tại Quảng Trực, mắc-ca được xem là cây thoát nghèo của hàng trăm hộ dân. Những năm qua, nhiều người dân trên địa bàn đã được hỗ trợ giống mắc-ca để trồng, tạo nguồn thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Hiện nay, vườn mắc-ca đã cho thu hoạch chính với gần 1 tấn quả mắc-ca tươi/năm. Cùng với mắc-ca, gia đình còn trồng thêm cà-phê, chăn nuôi bò để tăng thêm nguồn thu, nhờ đó gia đình Điểu Ol đã thoát nghèo, với tổng thu nhập hàng năm khoảng 130 triệu đồng.

Tương tự, gia đình có 2ha đất đồi nhưng ông Điểu Drây ở bon Prăng I, xã Quảng Trực chủ yếu trồng lúa rẫy, cà-phê. Do quen với tập quán canh tác truyền thống, phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất thấp, gia đình lại đông con nên đói nghèo đeo bám quanh năm.

Từ nguồn vốn của Chương trình khuyến nông quốc gia, năm 2010, gia đình ông Điểu Drây nhận trồng hơn 1ha mắc-ca. Tham gia chương trình, ngoài việc tham dự các lớp tập huấn, được chuyển giao khoa học kỹ thuật, ông còn được hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp.

Theo ông Điểu Drây, cây mắc-ca dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt nếu trồng xen trong vườn cà-phê, hồ tiêu thì thu nhập còn tăng thêm. Với hơn 1ha mắc-ca, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 1 tấn quả tươi, giá bán dao động từ 90-100 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu lãi hơn 80 triệu đồng/năm. Hiện mắc-ca của ông Điểu Drây đã thu chính vụ năm thứ 7, cũng chính nguồn thu nhập từ mắc-ca mà gia đình đã thoát nghèo.

Cây mắc-ca dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt nếu trồng xen trong vườn cà-phê, hồ tiêu thì thu nhập còn tăng thêm.

Ông Điểu Drây, bon Prăng I, xã Quảng Trực

Ông Điểu Pao, ở xã Quảng Trực cũng được hỗ trợ 400 cây giống mắc-ca từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình khuyến nông quốc gia; được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây. Đến nay mắc-ca đã cho thu chính vụ năm thứ 8, sản lượng đạt gần 1,7 tấn quả tươi, với giá bán ở mức ổn định từ 90.000-100.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi năm gia đình ông đã có nguồn thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng/năm và vươn lên thoát nghèo.

Tại Quảng Trực, mắc-ca được xem là cây thoát nghèo của hàng trăm hộ dân. Những năm qua, nhiều người dân trên địa bàn đã được hỗ trợ giống mắc-ca để trồng, tạo nguồn thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Đồng bào vùng biên Quảng Trực thoát nghèo từ cây mắc-ca ảnh 2

Hiện tại, sản phẩm hạt mắc-ca đã được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chế biến, xây dựng nhãn hiệu.

Ông Đoàn Lê Anh, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Trực, cho biết, mắc-ca là loại cây trồng phát triển rất phù hợp tại địa phương. Mắc-ca đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định, phù hợp với tập quán sản xuất của đồng bào thiểu số trên địa bàn, và trên thực tế đã giúp cho hàng trăm hộ thoát nghèo.

Mắc-ca là loại cây trồng phát triển rất phù hợp tại địa phương. Mắc-ca đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định, phù hợp với tập quán sản xuất của đồng bào thiểu số trên địa bàn, và trên thực tế đã giúp cho hàng trăm hộ thoát nghèo.

Ông Đoàn Lê Anh, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Trực

Tại xã Quảng Trực, hiện nay có rất nhiều hộ nông dân trồng cây mắc-ca. Trong số đó có hơn 50% là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Để người dân ổn định sản xuất, chính quyền, ngành chức năng đã và đang hỗ trợ kỹ thuật giúp bà con chăm sóc diện tích hiện có.

Địa phương cũng vận động người dân phát triển thêm diện tích mắc-ca trên diện tích đất trống, đồi trọc; khuyến khích bà con trồng xen trong vườn cà phê, cây ăn trái.

Qua đó, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và giúp nâng cao thu nhập cho người trồng, nhất là việc xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc bản địa.

Đồng bào vùng biên Quảng Trực thoát nghèo từ cây mắc-ca ảnh 3

Nhiều sản phẩm mắc ca đã đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Bà Phạm Thị Phượng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tuy Đức cho biết, diện tích mắc-ca của huyện chiếm khoảng 65% diện tích mắc-ca của toàn tỉnh, trong đó cây mắc-ca tập trung chủ yếu ở xã Quảng Trực. Mắc-ca là loại cây trồng mới nhưng đã cho thấy hiệu quả kinh tế khá ổn định, phù hợp với tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo tính toán, khi vào thời kỳ kinh doanh, mắc-ca đạt năng suất 1 tấn quả/ha, với giá bán như hiện nay cho doanh thu từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Ở Quảng Trực đã có rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ chuyển đổi sang trồng mắc-ca.

Mắc-ca hiện được công nhận là cây lâm nghiệp, rất thích hợp để trồng xen canh, trồng thuần, góp phần tăng độ che phủ rừng. Vừa qua, tỉnh Đắk Nông đã quy hoạch Tuy Đức thành vùng phát triển mắc-ca tập trung là rất phù hợp. Đây là cơ sở để địa phương, người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư mắc-ca. Huyện sẽ có các bước đi chắc chắn hơn, coi đây là cây trồng chủ lực để bà con xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bền vững.

Đồng bào vùng biên Quảng Trực thoát nghèo từ cây mắc-ca ảnh 4

Tỉnh Đắk Nông cũng đang tập trung hỗ trợ các cơ sở đầu tư cho công nghệ, máy móc nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; hình thành vùng nguyên liệu mắc-ca có đăng ký mã vùng trồng; hướng tới thị trường xuất khẩu.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông, mắc-ca là loài cây sinh trưởng, phát triển nhanh, không kén đất, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và chịu hạn tốt. Kỹ thuật trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản mắc-ca đơn giản, không cần nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp.

Hiện nay, mắc-ca được đánh giá là một trong những loài cây trồng phù hợp để trồng xen canh trong vườn cà phê, hồ tiêu... tạo nguồn thu nhập kép cho các nông hộ.

Loại cây này rất phù hợp với tập quán canh tác, sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. So với cà-phê, hồ tiêu, điều... hiệu quả kinh tế mắc-ca mang lại đều lớn hơn khá nhiều. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca rất ổn định. Trên thực tế đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số Tuy Đức nói chung, Quảng Trực nói riêng thoát nghèo bền vững.

Đây là cây trồng lâu năm, vừa cho hạt, vừa lấy gỗ, nên trồng mắc-ca sẽ mang lại nhiều giá trị, tạo nguồn thu nhập cao cho nông hộ. Loại cây này còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường, nâng cao độ che phủ rừng.

Cây mắc-ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là cây lâm nghiệp. Đây là căn cứ và điều kiện thuận lợi để xã Quảng Trực và Tuy Đức phát triển, mở rộng quy mô trồng mắc-ca.

Hiện tại, sản phẩm hạt mắc-ca đã được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chế biến, xây dựng nhãn hiệu. Nhiều sản phẩm mắc ca đã đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Tỉnh Đắk Nông cũng đang tập trung hỗ trợ các cơ sở đầu tư cho công nghệ, máy móc nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; hình thành vùng nguyên liệu mắc-ca có đăng ký mã vùng trồng; hướng tới thị trường xuất khẩu.

Diện tích trồng mắc-ca trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025 khoảng 6.506 ha; dự kiến đến năm 2030 đạt khoảng 10.923 ha; đến năm 2050 đạt khoảng 13.105 ha.

Cây mắc-ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là cây lâm nghiệp. Đây là căn cứ và điều kiện thuận lợi để xã Quảng Trực và Tuy Đức phát triển, mở rộng quy mô trồng mắc-ca.

Hiện tại, sản phẩm hạt mắc-ca đã được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chế biến, xây dựng nhãn hiệu. Nhiều sản phẩm mắc ca đã đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.