Đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước dự báo có thể đạt từ 720-730 tỷ USD, nhưng đến thời điểm này, khi còn chưa đầy một quý nữa sẽ hoàn thành mục tiêu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đang kỳ vọng sẽ đạt mốc 800 tỷ USD - con số cao nhất từ trước đến nay.
Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ lần thứ 7 năm 2024 (Sourcing Fair Supporting Industries 2024-SFS 2024).
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đối diện nhiều khó khăn do căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang và diễn biến phức tạp, các tiêu chuẩn về xanh, bền vững của các khách hàng đối với ngành ngày càng khắt khe. Để đáp ứng yêu cầu thị trường, doanh nghiệp bắt buộc phải đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường,... nhằm thúc đẩy sản xuất, gia tăng hiệu quả.
Từ đầu năm đến nay, nhất là trong quý II, số đơn hàng tại các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu tăng nhanh. Nhiều đơn vị có đủ lượng đơn hàng sản xuất đến hết năm nay, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD trong bối cảnh đối diện nhiều thách thức khi cầu tiêu dùng sụt giảm, các thị trường nhập khẩu đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế,...
Một cuộc khảo sát, nắm bắt tình hình lao động trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình công bố. Thông qua đây, địa phương có góc nhìn rõ hơn về nguồn lực lao động cũng như hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đối diện khó khăn chưa từng có, đã tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp. Với sự linh hoạt trong triển khai các giải pháp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, ngành dệt may đã từng bước vượt khó, sẵn sàng cho đà hồi phục và tăng trưởng trong thời gian tới.
Sản xuất, kinh doanh khó khăn kéo dài do các doanh nghiệp bị tác động bởi các yếu tố như tổng cầu dệt may thế giới giảm mạnh, sự bất ổn về địa chính trị tại một số nước làm đứt gãy nguồn cung, đẩy chi phí tăng cao,... gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của các doanh nghiệp. Ðể có thể hoàn thành mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa nhằm nắm bắt cơ hội xoay chiều, thúc đẩy sản xuất.
Có đơn hàng sản xuất và xuất khẩu vào dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương rục rịch tăng ca và tuyển lao động để kịp đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tình hình này khiến thị trường cung cầu lao động ở Bình Dương những tháng gần đây có chiều hướng thay đổi tích cực và "ấm hơn".
Để nắm rõ tình hình lao động và việc làm từ đầu năm 2023 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các sở, ngành rà soát tại các doanh nghiệp, Hợp tác xã kịp thời hỗ trợ phục hồi sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 7 tháng qua đạt khoảng 22,7 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù xuất khẩu giảm, nhưng tình hình đang được cải thiện khi đà giảm đã thu hẹp còn 14% so với hơn 20% trong những tháng đầu năm. Muốn tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hóa sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ và chuyển sang “sản xuất xanh” để gia tăng thị phần tại các thị trường lớn.
Không “bó gối ngồi yên” chờ khách hàng tìm tới, nhiều doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để tìm kiếm đơn hàng, thị trường mới, tạo ra nhiều cơ hội cho mình.
Tình hình đăng ký kinh doanh trong cả nước bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhưng trong thực tế, doanh nghiệp vẫn chồng chất khó khăn vì bí đầu ra, thiếu hụt đơn hàng.
Số liệu thống kê của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong bốn tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong bảy tháng qua đạt hơn 26,5 tỷ USD, tăng 16,5% so cùng kỳ năm 2021 nhưng theo dự báo, các doanh nghiệp trong ngành có nguy cơ đối diện nhiều khó khăn trong thời gian tới khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, chi phí nguyên phụ liệu tăng cao gây ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh.
Tình hình lạm phát tại Mỹ và châu Âu - những thị trường lớn nhất của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam khiến giá lương thực thực phẩm tăng vọt, làm giảm sức mua các mặt hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam trong nửa cuối năm 2022.
Các đơn hàng kéo dài đến quý 3, thậm chí đến hết năm 2021 đang giúp các doanh nghiệp dệt may dần vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nỗi lo thiếu lao động cho sản xuất cũng khiến các doanh nghiệp lao đao.
Số đơn hàng dệt may đã tăng trưởng trở lại trong những tháng đầu năm 2021, sau khi vaccine phòng dịch Covid-19 dần được tiêm đại trà. Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng những cơ hội thị trường sẽ giúp ngành vượt qua khó khăn, từng bước tìm lại doanh thu như giai đoạn trước khi dịch bùng phát.