Sáng 25/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phối hợp Tập đoàn Syre (Thụy Điển) ký Bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án Tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh, đồng thời mở ra hướng đi mới cho phát triển nền kinh tế xanh và tuần hoàn.
Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Susanna Campbell, Chủ tịch Tập đoàn SYRE (Thụy Điển). Cùng dự có Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi.
Hoa Kỳ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực như thủy sản, gỗ, điện tử, dệt may,... Nếu chính sách thuế đối ứng được áp dụng, chắc chắn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm việc làm và gây ra nhiều hệ lụy cho thương mại toàn cầu.
Trước biến động từ chính sách thuế mới của Mỹ, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã bước vào giai đoạn “90 ngày thử lửa” với tinh thần đoàn kết, chủ động và quyết tâm cao độ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này với hơn 70 đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xây dựng các giải pháp ứng phó những biến động thị trường.
Triển lãm không chỉ là dịp để giới thiệu những thành tựu ngành dệt may Việt Nam từ nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị đến thành phẩm, mà còn là nơi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm bạn hàng, đối tác kinh doanh.
Trong 3 tháng qua, nhiều doanh nghiệp ngành sợi đã cắt lỗ và có lợi nhuận; các đơn vị ngành may đều có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, một số đơn vị khó khăn đã cắt lỗ và có lợi nhuận, qua đó đưa tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dệt may Việt Nam đạt 4.417 tỷ đồng...
Dự báo, thị trường dệt may có những tín hiệu phục hồi nhưng từ quý 3/2025 sẽ có dấu hiệu chững lại vì các nhà nhập khẩu còn đang nghe ngóng tác động từ các chính sách thuế của Mỹ đối với nền kinh tế.
Gần 40 năm qua, từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và thực hiện chính sách đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, đến nay ngành dệt may đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Trung Quốc) và đóng vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của đất nước.
Ngành dệt may, một trong những trụ cột xuất khẩu của nền kinh tế, đang đứng trước những yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn chuyển đổi sang nền công nghiệp xanh, sạch, với giá trị gia tăng cao. Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, cần có quy hoạch và chính sách phù hợp, đưa ngành tiếp tục vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngay sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp dệt may khẩn trương phát động thi đua lao động sản xuất, với tâm thế sẵn sàng hoàn thành sớm các mục tiêu đề ra. Bên cạnh việc bảo đảm ổn định nguồn lực sản xuất, các doanh nghiệp cũng chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề lao động để gia tăng hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 405,4 triệu USD, tăng 24,2% so với tháng trước và tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025.
Nhận lời mời của bà Naly Sisoulith, Phu nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm Lào và dự Hội thảo Dệt may truyền thống ASEAN lần thứ 9 với chủ đề “Thắt chặt mối quan hệ Cộng đồng ASEAN thông qua di sản văn hóa và dệt may” từ ngày 3 đến 6/11.
Đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước dự báo có thể đạt từ 720-730 tỷ USD, nhưng đến thời điểm này, khi còn chưa đầy một quý nữa sẽ hoàn thành mục tiêu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đang kỳ vọng sẽ đạt mốc 800 tỷ USD - con số cao nhất từ trước đến nay.
EU là thị trường tiềm năng cho dệt may Việt Nam, đặc biệt là những cơ hội lớn từ Hiệp định EVFTA, nhưng ngành cũng đối mặt với thách thức từ các quy định khắt khe về phát triển bền vững của EU. Để tận dụng cơ hội, doanh nghiệp dệt may Việt cần phát triển chuỗi cung ứng nội địa, áp dụng công nghệ sản xuất sạch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng tới mở rộng thị phần tại EU.
Xuất khẩu xanh đang là xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp buộc phải nắm vững xu thế này nhằm giữ tốc độ tăng trưởng, giữ được thị phần để tham gia “cuộc chơi” trên toàn cầu.
Tiền lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp tăng 6% kể từ ngày 1/7 vừa qua đã tạo áp lực đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm tăng lên. Ðể giải bài toán này, doanh nghiệp trong ngành dệt may đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, giảm các khâu trung gian giúp tối ưu hóa lợi nhuận.
Thay vì các thị trường truyền thống, doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực tìm những thị trường mới cho sản phẩm của mình để đa dạng hoá thị trường, nâng cao lợi nhuận.
Trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ, phản ánh dấu hiệu khởi sắc của ngành khi có sự dịch chuyển đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu 44 tỷ USD đề ra trong năm nay, doanh nghiệp dệt may cần đẩy mạnh các giải pháp gia tăng xuất khẩu, duy trì ổn định sản xuất.
Ngày 27/7, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, đơn vị vừa khánh thành Trung tâm Phát triển sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang Vinatex (Vinatex PD&B).
Ngày 13/7, nhân dịp dự lễ khánh thành Nhà máy dệt nhuộm Top Textiles tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã tiếp, trao đổi thông tin với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cùng dự.
Việt Nam sẽ có bộ tiêu chí về phân loại xanh và hệ thống ngành kinh tế xanh. Phát triển kinh tế xanh đang là ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Việt Nam cũng đang nỗ lực đi trên con đường này.
5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước, trong đó điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Yêu cầu của thị trường nước sở tại về sản xuất xanh, thân thiện với môi trường… ngày càng cao. Trong khi các chi phí về logistics, vận chuyển không ngừng tăng, tác động mạnh vào chi phí sản xuất… đang là những thách thức lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải đối diện.
Ngày 13/6, Ban Tổ chức Triển lãm quốc tế Denimsandjeans lần thứ 6 cho biết: Triển lãm quốc tế Denimsandjeans lần thứ 6 về vải denim, dệt kim và chuỗi cung ứng quần áo thể thao sẽ diễn ra từ ngày 26/6 đến 27/6/2024 tại Trung tâm Hội nghị Riverside Palace, số 360D Bến Vân Đồn, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đối diện nhiều khó khăn do căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang và diễn biến phức tạp, các tiêu chuẩn về xanh, bền vững của các khách hàng đối với ngành ngày càng khắt khe. Để đáp ứng yêu cầu thị trường, doanh nghiệp bắt buộc phải đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường,... nhằm thúc đẩy sản xuất, gia tăng hiệu quả.