Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (Near-Field Communications - công nghệ kết nối không dây) tại 3 địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh đã chính thức đi vào hoạt động.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tăng cường công tác quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại tỉnh Tuyên Quang. Đây là chiến dịch ứng dụng giải pháp công nghệ kết nối không dây nhằm quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa trên mọi miền Tổ quốc; tạo trải nghiệm khám phá độc đáo cho du khách; hỗ trợ, thúc đẩy du lịch giữa các địa phương và hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Quyết định đổi hướng chiến dịch của Khu ủy Trị Thiên giữa hai đợt tiến công giải phóng thành phố Huế trong những ngày cuối tháng 3/1975 đã thu về kết quả toàn thắng, không chỉ về mặt quân sự mà còn cứu được Quần thể di tích Cố đô Huế của triều Nguyễn trước nguy cơ bị tàn phá hơn nữa...
Những năm gần đây, tại nhiều lễ hội đã xảy ra hiện tượng biến tướng, thương mại hóa, trục lợi trái phép từ dịch vụ, tâm linh... Từ thực tế nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống từ năm 2023.
Ngày 10/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, trao bằng công nhận 9 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.
Ngày 27/12, Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Núi lửa Nâm B’Lang, xã Buôn Choáh và xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục gồm các công trình kiến trúc nghệ thuật: Chùa Phúc Quang, đền Tiên Lục, đình Thuận Hòa, đình Viễn Sơn và cây Dã hương. Nơi đây là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân vùng Tiên Lục (Bắc Giang).
Huyện Đông Anh (Hà Nội) là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, nơi làng đang rục rịch lên phố. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Song, với việc triển khai nghiêm túc, sáng tạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, Đông Anh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong gìn giữ văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Thanh Hóa có 1.535 di tích được kiểm kê và công bố, trong đó có 856 di tích được xếp hạng, gồm: Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích cấp quốc gia, 711 di tích cấp tỉnh. Công tác bảo tồn gắn khai thác lợi thế du lịch hiện được đẩy mạnh nhằm phát huy giá trị di sản trong đời sống đương đại.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chiều 23/11, với 413/422 đại biểu tán thành, gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Khu di tích Dục Thanh (thuộc Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Bình Thuận) ghi dấu ấn lịch sử, là nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) từng dừng chân, dạy học trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Khu di tích có vị trí tại trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, hiện là một bảo tàng lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Nằm sát sông Cà Ty, khu di tích là điểm đến du lịch hấp dẫn vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm.
Ngày 16/11, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”.
Xây dựng nền nếp văn hóa ứng xử không phải chuyện ngày một, ngày hai mà đòi hỏi một hành trình kiên trì, bền bỉ. Hà Nội đã trải qua bảy năm triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử (QTƯX) nơi công cộng và QTƯX của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố. Việc thực hiện hai QTƯX nêu trên góp phần làm chuyển biến nhận thức, hành động của người dân, giúp văn minh nhiều không gian công cộng. Kết quả đó có được là nhờ việc triển khai có trọng tâm, trọng điểm các hoạt động.
Tự hào về di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Bối Khê, trong đó có hầm địa đạo từ kháng chiến chống thực dân Pháp, các bạn đoàn viên thanh niên xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai) đã dày công nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về di tích, rồi số hóa để thuận tiện lan tỏa thông tin đến cộng đồng.
Theo thống kê, Hà Nội có gần 6.000 di tích, trong đó có 1 di sản thế giới, 11 di tích quốc gia đặc biệt, 1.182 di tích cấp quốc gia và hàng nghìn di tích cấp thành phố cũng như di tích chưa được xếp hạng.
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc tại Phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là nơi yên nghỉ của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đây là một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống hiếu học, yêu nước, thương nòi cho thế hệ trẻ của địa phương và cả nước.
Việc ứng dụng công nghệ số trong khai thác và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở nước ta đã và đang được triển khai rộng khắp. Ở một góc nhìn rộng mở, quá trình này còn đem lại vô vàn lợi ích lâu dài, phục vụ cho nhiều lĩnh vực và đa dạng công việc.
Mới đây, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã nhận được công văn của Sở VHTTDL tỉnh Nam Định ngày 12/9/2024, đề nghị Cục có ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi và làm bản sao các sắc phong tại phủ Vân Cát, kèm theo hồ sơ bao gồm các công văn của Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản và xã Kim Thái cùng đơn đề nghị của thủ nhang phủ Vân Cát.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, các địa phương trong cả nước tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao ý nghĩa, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Với hơn 400 di tích, Hà Nội là địa phương có số lượng di tích Cách mạng, kháng chiến nhiều nhất cả nước. Mỗi địa danh lịch sử cách mạng kháng chiến là những "địa chỉ đỏ", trường học trực quan sinh động, di sản văn hóa vô giá, được Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội gìn giữ, bảo tồn.
Sau bảy năm triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử (QTƯX) của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, QTƯX nơi công cộng, nền nếp ứng xử văn minh ngày càng được củng cố.
Từ khi huyện Định Hóa (Thái Nguyên) triển khai Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc” và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các chính sách hỗ trợ, du lịch cộng đồng bước đầu được đánh thức, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Chiều 3/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khánh thành di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) sau gần 19 tháng trùng tu. Đây là một trong các hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024).
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao bởi di tích chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) có một diện mạo "mới" khi chuẩn bị được khánh thành sau một thời gian tu bổ. Rất nhiều ý kiến cho rằng, di tích đã bị "trẻ hóa" sau khi được đầu tư trùng tu với kinh phí hơn 20 tỷ đồng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng các tài liệu, hiện vật, di tích về Người vẫn hiện hữu và được lưu giữ ở các tỉnh, thành phố Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Trong đó, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nơi Bác Hồ đã sống và làm việc liên tục suốt 15 năm cuối đời là một trong những di sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.