Trường cao đẳng nghề số I gắn đào tạo lý thuyết với thực hành.

Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực miền núi phía bắc

Với bề dày kinh nghiệm đào tạo nghề, những năm gần đây Trường cao đẳng nghề số I (Bộ Quốc phòng), đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên) có nhiều đổi mới phương thức đào tạo nghề gắn với thị trường lao động, cho nên hầu hết học viên tốt nghiệp, nhất là bộ đội xuất ngũ sau khi học nghề đều có việc làm ổn định.
Bộ phận Một cửa của quận Đống Đa, Hà Nội (Ảnh nhandan.vn)

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hỗ trợ đào tạo lại nghề và việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy không chỉ giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội mà còn góp phần phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí.
Các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung liên quan đến chính sách cho thanh niên xuất ngũ tại Hội nghị.

Kiến nghị ban hành chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên xuất ngũ

Trong 9 kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà các đại biểu đã thống nhất đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam lần thứ tư, diễn ra sáng 10/1 tại Hà Nội, có một số chính sách cụ thể liên quan đến giải quyết việc làm cho thanh niên xuất ngũ, bố trí việc làm trong hệ thống chính trị cho thanh niên là đảng viên khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Ngày hội việc làm cho thanh niên Quảng Bình năm 2024 hỗ trợ thanh niên, lao động trẻ mong muốn làm việc trong nước và nước ngoài. (Ảnh TTXVN)

Quảng Bình giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Những năm qua, tỉnh Quảng Bình xác định việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là xuất khẩu lao động) là một trong những biện pháp hiệu quả tạo thu nhập cao cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững. Hơn thế, nguồn thu từ xuất khẩu lao động tạo ra nguồn lực quan trọng để đầu tư cho sản xuất, nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn hiện nay.
Lớp đào tạo nghề may cho người lao động tại huyện Sơn Dương.

Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo sinh kế để giảm nghèo bền vững ở huyện Sơn Dương

Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đặc biệt chú trọng tạo việc làm, đào tạo nghề, tạo sinh kế để giảm nghèo bền vững, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giảm nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh và đại diện các sở chủ trì buổi đối thoại.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đối thoại với thanh niên các dân tộc

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành đã trả lời cụ thể các câu hỏi mà thanh niên quan tâm, đồng thời chia sẻ, giải đáp các trăn trở và nêu lên các giải pháp để làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian tới.
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tuần Giáo hướng dẫn nông dân cách chăm sóc cây mắc-ca.

Điện Biên chú trọng tư vấn, đào tạo nghề gắn với việc làm theo nhu cầu thị trường lao động

Xác định tầm quan trọng công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, gắn với nhu cầu việc làm để người học không lâm cảnh “thất nghiệp” sau đào tạo, thời gian qua, tỉnh Điện Biên chú trọng tư vấn hướng nghiệp cho nhân dân; đồng thời quan tâm chỉ đạo các huyện phải nắm bắt nguyện vọng người học, nhu cầu thị trường việc làm để định hướng cho người lao động chọn nghề phù hợp…
Ngày hội việc làm thanh niên năm 2024 tại Hà Tĩnh.

Giúp học viên cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng từ đào tạo nghề

Cai nghiện ma túy là một trong những vấn đề cấp bách của xã hội hiện nay, không chỉ đối với các thành phố lớn mà còn ở nhiều địa phương như Hà Tĩnh. Tình trạng tái nghiện sau khi rời các cơ sở cai nghiện là một thực tế đau lòng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình và cộng đồng.
Mô hình trồng đỗ leo bốn mùa tại Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Noong Luống, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: NGUYÊN DŨNG)

Đề xuất tiêu chí lao động có thu nhập thấp trong Chương trình giảm nghèo bền vững

Hiện nay, do chưa có văn bản xác định cụ thể người lao động có thu nhập thấp, các địa phương đã được phân bổ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững không thể thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần sớm ban hành tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để phù hợp thực tiễn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.
Học viên lớp đào tạo nghề chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn ở huyện Mường Ảng thực hành tiêm phòng bệnh cho vật nuôi.

Mường Ảng chú trọng đào tạo nghề cho người lao động, đồng bào dân tộc thiểu số

Đặt mục tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 35 triệu đồng/người/năm; hàng năm giảm từ 5,5% tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn (theo chuẩn nghèo đa chiều), thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo. Trong đó, ưu tiên giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Đào tạo nghề tại Trường cao đẳng Than khoáng sản Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: TRỌNG BÌNH)

Tăng cơ hội đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay, nhiều hình thức việc làm mới đã ra đời, tạo ra lực lượng lao động phi chính thức ngày càng lớn ở nước ta. Điều này đặt ra yêu cầu sửa đổi những quy định về việc làm phù hợp thực tế của thị trường lao động trong nước.
Học viên Trường trung cấp Bách nghệ Hà Nội thực hành tay nghề được học tại trường. (Ảnh MỸ HÀ)

Giảm “độ vênh” giữa đào tạo nghề với thị trường việc làm

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề được cử tri đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, công tác đào tạo nghề vẫn vượt chỉ tiêu, nhưng công tác giải quyết việc làm chưa đạt hiệu quả như mong đợi, vẫn còn tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, còn khoảng trống nhân lực đối với những lĩnh vực được xác định là mũi nhọn của tăng trưởng kinh tế.
Người dân thôn Nà Chuông, Mai Pha (thành phố Lạng Sơn) ứng dụng khoa học kỹ thuật chăm sóc cây nho Tảo hồng cho năng suất cao. (Ảnh: HÙNG TRÁNG)

Chỉ thị của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

LTS-Ngày 10/7, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Chỉ thị số 37-CT/TW). Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Ảnh minh họa: THỦY NGUYÊN

Chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao

Theo Tổng cục Thống kê, thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” ở nước ta bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài đến năm 2036. Tính đến hết năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, chiếm 52% dân số. Đây là thời điểm chỉ có duy nhất 1 lần trong lịch sử nhân khẩu học và là điều kiện lý tưởng để phát triển nguồn nhân lực.
Giờ thực hành của sinh viên Trường cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi Hưng Yên.

Hưng Yên đầu tư mạnh cho đào tạo nghề

Tỉnh Hưng Yên đang trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận hơn 2.200 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 325 nghìn tỷ đồng và hơn bảy tỷ USD. Do vậy, tỉnh luôn quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là những lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Một người cao tuổi ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh khởi nghiệp từ mô hình trồng rau sạch. (Ảnh CHÍ TÂM)

Tạo việc làm cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số

Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Dự báo, nước ta chỉ mất khoảng 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% dân số, đến năm 2038, nhóm người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 20% dân số. Ðến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Quang cảnh buổi tư vấn.

Trúng tuyển sớm chưa phải là đỗ đại học

Trúng tuyển sớm chưa phải là đỗ đại học là chia sẻ của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp khối ngành công nghệ do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức sáng 13/4 tại Trường THPT Lý Thường Kiệt (quận Long Biên, Hà Nội). Chương trình thu hút nhiều trường đại học, doanh nghiệp và hơn 1.000 học sinh trung học phổ thông tham dự.
Sinh viên giáo dục nghề nghiệp trình diễn tại Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2023. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Tuyển sinh gần 2,3 triệu người trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trong năm 2023, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp ước đạt gần 2,3 triệu người, đạt kế hoạch đề ra. Kết quả này ghi nhận tín hiệu tích cực, thực hiện việc phân luồng tốt hơn, đặc biệt là tuyển sinh được nhiều học sinh, sinh viên đăng ký học các ngành, nghề trọng điểm mũi nhọn.
Đại diện nhà trường, các tổ chức tham gia Tọa đàm "Tự tin lập nghiệp".

Giúp thanh niên có hoàn cảnh khó khăn "Tự tin lập nghiệp"

Ngày 24/11, tại Hà Nội, Trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội và Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp (REACH), với sự hỗ trợ của Tổ chức Plan International Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết dự án “Tự tin lập nghiệp” thuộc chương trình Futuremakers – một sáng kiến của Ngân hàng Standard Chartered nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.