Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất). Đây là dịp để Việt Nam một lần nữa khẳng định nỗ lực và quyết tâm chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhất là việc cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được đưa ra tại COP26, năm 2021.
Tại phiên toàn thể Hội nghị thường niên mùa thu diễn ra ở Marrakech (Maroc), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) hối thúc các nước thành viên tăng cường hỗ trợ nỗ lực chống đói nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh thế giới đối mặt khủng hoảng khí hậu, sự hỗ trợ của các nước giàu dành cho nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu rất quan trọng, giúp các mục tiêu toàn cầu không chệch hướng.
Theo Tổ chức Net Zero Tracker, gần một nửa trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới cam kết đạt mục tiêu trung hòa khí thải các-bon vào năm 2050, song chỉ một số ít trong nhóm này thực sự có kế hoạch hành động đáng tin cậy. Các cơ quan quản lý trên thế giới bắt đầu siết chặt quy định liên quan việc đánh giá tiêu chí thân thiện với môi trường trong hoạt động doanh nghiệp.
Hội nghị tham vấn hằng năm của Liên hợp quốc về khí hậu diễn ra tại thành phố Bonn của Đức, từ ngày 5 đến 15/6, tập trung cao độ bàn thảo về các biện pháp thực chất, cụ thể nhằm kiềm chế tình trạng ấm lên toàn cầu. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, những nỗ lực bảo vệ khí hậu và Trái đất hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
"Chuyển đổi năng lượng - Đảm bảo một tương lai xanh" là chủ đề của diễn đàn Đối thoại chuyển đổi năng lượng Berlin (BETD) lần thứ 9 đã khai mạc tại thủ đô Berlin của Đức. Chuyển đổi xanh đã trở thành "việc cần làm ngay" của mọi quốc gia, nhưng là hành trình gian nan đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư, hợp tác của cộng đồng quốc tế.
Hội nghị cấp cao lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vừa bế mạc tại Ai Cập đã đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá về vấn đề gai góc nhất, theo đó lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Thỏa thuận đã làm tăng niềm tin về việc cộng đồng quốc tế có thể tìm được tiếng nói chung trong nỗ lực bảo vệ hành tinh xanh.
Phản ứng về thỏa thuận cuối cùng vừa được thông qua tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ngày 20/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng, Hội nghị đã chưa thể thúc đẩy việc giảm mạnh khẩn cấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề cần thiết để ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Nội dung liên quan quỹ bồi thường "tổn thất và thiệt hại" không nằm trong chương trình nghị sự chính thức ban đầu, song nỗ lực của các nước đang phát triển đã biến đây thành chủ đề được quan tâm nhất tại COP27.
Ngày 20/11, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), được tổ chức tại Ai Cập, đã thông qua việc thành lập quỹ đặc biệt để chi trả cho những tổn thất mà các nước dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của biến đổi khí hậu.
Chủ tịch COP26 nhấn mạnh hội nghị COP27 vẫn chưa thể tiến tới văn kiện cuối cùng, với những nội dung cân bằng và tham vọng về việc giảm nhẹ, thích ứng, hỗ trợ tài chính liên quan biến đổi khí hậu.
Ai Cập và EU sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được tầm nhìn chiến lược chung về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bên cạnh việc đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/11 khẳng định sẽ dành hơn 1 tỷ USD tài trợ khí hậu để giúp các quốc gia ở châu Phi tăng cường khả năng chống chịu trước tác động ngày càng tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ngày 14/11, Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) được tổ chức tại thành phố Sharm el-Sheikh (Ai Cập) đã bước sang tuần làm việc cuối.
Ai Cập đã khởi động sáng kiến quốc tế "Hành động về nước, Thích ứng và Khả năng chống chịu" (AWARe) nhằm thúc đẩy các hành động thích ứng và cải thiện nguồn cấp nước trên toàn cầu.
Đức tuyên bố sẽ cung cấp 170 triệu euro (172 triệu USD) cho sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có thể phục hồi sau những thảm họa thiên nhiên.
Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmine Fouad cho biết, các nước đang phát triển cần nguồn tài chính khí hậu từ 140-300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030 và con số này có thể lên tới 280-500 tỷ USD/năm vào năm 2050. Bà Fouad đánh giá khoản hỗ trợ tài chính 100 tỷ USD mỗi năm cho thích ứng mà các quốc gia phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển sẽ không đủ để giải quyết vấn đề.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry, chủ nhà đồng thời là Chủ tịch Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) hối thúc hội nghị đạt một thỏa thuận "toàn diện và có ý nghĩa" khi bế mạc ngày 18/11 tới đây.
Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố sẵn sàng đẩy mạnh tài trợ các hành động chống biến đổi khí hậu ở những nước nghèo nhất thế giới, song cần các nguồn kinh phí mới từ những nước giàu. Vấn đề tài chính cho các nước nghèo là yếu tố then chốt để giúp thế giới có thể hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.
Ngày 11/11, phiên họp với chủ đề “Ngày khử carbon” thuộc Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm lượng khí phát thải, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất thép, dầu mỏ, khí đốt và phân bón.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/11 thông báo nước này cùng Liên minh châu Âu (EU) và Đức đã cam kết chung tay đẩy nhanh các mục tiêu xanh của Ai Cập và hỗ trợ thúc đẩy phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo ở quốc gia Bắc Phi này.
Ngày 11/11, các nước chiếm hơn một nửa nền kinh tế thế giới đã đề ra các bước cụ thể mà họ sẽ thực hiện nhằm đẩy nhanh việc giảm khí thải trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
Trong khuôn khổ tham gia Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, ngày 8/11, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham dự sự kiện do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức với chủ đề đẩy mạnh hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 7/11, tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán. Liên minh được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha.
Các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã nhất trí đưa vấn đề tài chính khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu vào chương trình nghị sự. Việc hội nghị lớn nhất về khí hậu lần đầu thảo luận vấn đề về bù đắp tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu được kỳ vọng mở đường cho các thỏa thuận hỗ trợ tài chính hiệu quả, giúp việc tiếp cận các nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu một cách công bằng và minh bạch hơn.
Theo đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc, lượng khí CO2 mà nước này phát thải trên một đơn vị GDP vào năm 2021 thấp hơn 3,8% so với năm 2020 và 50,8% so với năm 2005.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định chuyển đổi năng lượng là yếu tố then chốt để Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.
Nhà chức trách Ai Cập đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), dự kiến diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh từ ngày 6-18/11, trong đó vấn đề an ninh nhằm bảo đảm an toàn cho sự kiện được đặc biệt chú trọng.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 2/11 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và cộng đồng quốc tế thực hiện các cam kết được đưa ra trước đó để chống biến đổi khí hậu, trước thềm Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), dự kiến diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6-18/11.