Một góc Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (Ảnh: INSIDER)

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (công viên địa chất) có diện tích hơn 3.500 km2, nằm trên địa bàn chín huyện cùng thành phố Cao Bằng, là nơi quần tụ, sinh sống từ bao đời nay của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Với 130 điểm di sản địa chất đa dạng, độc đáo, bao gồm các điểm di sản hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi, hang động, thác nước…, trong đó có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng, đây có thể coi là tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh Cao Bằng.
Hồ Tà Đùng, thuộc Vườn quốc gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) là 1 trong 44 điểm di sản thuộc 3 tuyến du lịch Công viên địa chất UNESCO Đắk Nông.

Công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

Ban Khoa học Trái đất và Giảm thiểu rủi ro địa chất thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa có thông báo chính thức về việc Công viên địa chất Đắk Nông được tái thẩm định lần thứ nhất năm 2023 và chính thức được công nhận lại danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông” cho giai đoạn phát triển mới 2024-2027.
Lòng hồ Thủy điện Nho Quế trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Tăng cường bảo tồn giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn

Công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là một nội dung trọng tâm được thảo luận kỹ tại Hội nghị tổng kết Công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (giai đoạn 2018-2022) được tổ chức vào chiều 16/8.
Toàn hệ thống Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có hàng trăm hang động núi lửa, nhưng cho đến nay mới có khoảng 50 hang động núi lửa đã được điều tra, khảo sát, đo vẽ. Trong đó, có hang dài hơn 1km, tổng chiều dài các hang động cho đến nay được đo vẽ là hơn 10.000m.

Lợi thế so sánh của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có nhiều lợi thế so sánh trong Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Nếu Đắk Nông biết tận dụng và phát huy những lợi thế đó sẽ phát triển hiệu quả du lịch, góp phần tạo sức bật cho nền kinh tế địa phương phát triển và hội nhập quốc tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn. (Ảnh: binhgia.langson.gov.vn)

Chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Ngày 3/10,  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên chủ trì buổi làm việc với Ban Quản lý Công viên về đánh giá tiến độ thực hiện Đề án “Thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025″.
Vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong bảo tồn di sản trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gia nhập mạng lưới công viên địa chất toàn cầu vào tháng 10/2010 dưới sự bảo trợ của UNESCO. Đây là công viên địa chất đầu tiên ở Việt Nam và là thứ hai ở Đông Nam Á. Sau khi Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất, tỉnh Hà Giang quan tâm bảo tồn các giá trị di sản, bảo vệ môi trường, sinh thái.