Người dân Rwanda tham gia dự án trồng cây thích ứng biến đổi khí hậu. (Ảnh IUCN)

Châu Phi tìm cách giải bài toán an ninh lương thực

Với mục đích thúc đẩy áp dụng và sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực tại châu Phi, Hội nghị Công nghệ nông nghiệp châu Phi đã diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya mang chủ đề “Khả năng phục hồi nông nghiệp thông qua đổi mới”. Qua đó, hội nghị mong muốn góp phần tìm ra giải pháp cho bài toán an ninh lương thực, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Phi đang đứng bên bờ vực khủng hoảng trầm trọng.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và chia sẻ định hướng phát triển khoa học và công nghệ lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học

Ngày 9/11, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “Hội thảo phổ biến, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”.
Sinh viên khoa Khoa học sự sống (Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội) trong giờ thực hành khoa học và công nghệ y khoa. (Ảnh BÍCH NGỌC)

Xây dựng đội ngũ nhân lực ngành công nghệ sinh học

Ngành công nghệ sinh học đến nay đã phát triển gần 30 năm, đạt được nhiều thành tựu, trong đó đã đào tạo được đội ngũ nhân lực về công nghệ sinh học từ bậc đại học đến tiến sĩ. Thế nhưng, nguồn nhân lực công nghệ sinh học vẫn còn thiếu hụt về số lượng và một số lĩnh vực còn yếu về chất lượng. Trước yêu cầu phát triển mới, đòi hỏi công tác đào tạo phải bắt kịp xu thế thị trường, có chính sách thu hút nhân lực giỏi, và các giải pháp đồng bộ khác.
Các thế hệ tài năng trẻ giành Giải thưởng Quả cầu vàng gặp gỡ tại Thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 20 năm Giải thưởng ra đời.

20 năm đồng hành với tài năng trẻ lĩnh vực công nghệ thông tin

Năm 2003, "Giải thưởng Công nghệ thông tin thanh niên mang tên Quả cầu vàng" ra đời với ý nghĩa đặc biệt: không có lĩnh vực hay nơi nào trên thế giới thiếu đi sự hiện diện của công nghệ thông tin. 20 năm qua, Giải thưởng đã tìm kiếm, tôn vinh 204 tài năng trẻ, góp phần thiết thực vào bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam.

Dược liệu hỗ trợ giảm tác dụng của hóa, xạ trị trong điều trị ung thư

Một số dược liệu, hoạt chất sinh học tiêu biểu có thể kể đến Lunasin Fucoidan, nấm ngưu chương chi, DeltaImmune… có thể hỗ trợ tăng cường miễn dịch, chống ô-xy hoá, chống gốc tự do, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ hồi phục sức khoẻ để giảm tác dụng phụ của hoá trị, xạ trị trong điều trị ung thư.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao Grofarm tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Với lợi thế bờ biển kéo dài, nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo nên tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Quảng Bình phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng. Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến phát triển nuôi tôm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nuôi thâm canh; chuyển đổi nâng cấp các vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh.
Phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc.

Tăng giá trị cho dược liệu của Việt Nam

Việt Nam có 10.500 loài thực vật, 1.800 cây thuốc, trong đó, rất nhiều loại có giá trị cao là dược liệu quý được thế giới công nhận như: Sâm ngọc linh, thông đỏ, hoa hòe, trinh nữ hoàng cung, giảo cổ lam… Nhiều loại thảo dược đang được các nhà khoa học ứng dụng công nghệ mới chiết xuất các hợp chất quý để làm dược, mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe.
Cán bộ, kỹ sư Trung tâm Nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu quốc gia (Viện Dược liệu) kiểm tra sự sinh trưởng của cây trong phòng thí nghiệm.

Ứng dụng công nghệ để tăng giá trị dược liệu

Công nghệ sinh học đã được biết đến nhiều trong việc chọn tạo các giống cây trong nông nghiệp hay ứng dụng trong xét nghiệm, chẩn đoán các đột biến gien… trong ngành y tế. Gần đây, công nghệ sinh học bắt đầu được quan tâm trong nghiên cứu, phát triển, bào chế dược liệu nhằm phát huy thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, bắt kịp xu hướng nghiên cứu của thế giới và tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Quang cảnh Tọa đàm.

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất về công nghệ sinh học

Ngày 17/3, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Chương trình hành động của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Ảnh minh họa: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Thừa Thiên-Huế) nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tạo cây giống tốt phục vụ trồng rừng. (Nguồn: TTXVN)

Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới

Ngày 30/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký, ban hành Nghị quyết (số 36-NQ/TW) về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn bản nghị quyết quan trọng này.