Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.
Ngày 13/11, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh có dự án đường Vành 4 Thành phố Hồ Chí Minh đi qua khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tổng thể đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các cơ chế chính sách đặc thù) trình Thủ tướng Chính phủ ngày 15/11/2024.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 34, ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Chỉ rõ khâu giải phóng mặt bằng là nguyên nhân khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ trong thời gian qua, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu trình Quốc hội luật hóa nội dung tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công để chính sách này được áp dụng rộng rãi cho các địa phương, trở thành động lực mới trong đầu tư phát triển.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định 4 nhóm lĩnh vực với tổng số 14 cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trong đó có 4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn phát sinh của tỉnh.
Đối với đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát để quy định rõ ràng, cụ thể trong dự thảo Nghị quyết về phương án phát triển khu thương mại tự do; nguồn lực thực hiện, đầu tư phát triển hạ tầng; kết quả đầu ra khi thành lập khu thương mại tự do, bao gồm tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội…
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ sẽ tập trung cải cách thể chế, pháp luật theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho địa phương; hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất, rõ ràng để khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nội dung bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết - đột phá từ tư duy, tầm nhìn đến tổ chức thực hiện; tiên phong, đi đầu trong đổi mới và cải cách; và liên kết vùng chặt chẽ để tận dụng hết lợi thế, tiềm năng.
Cho ý kiến về thí điểm các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các chính sách đề xuất không quan trọng nhiều hay ít mà phải "trúng" và "đúng", thực sự cần thiết và tháo gỡ được vướng mắc, giúp địa phương có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững hơn.
Trong số 6 cơ chế, chính sách đặc thù mới mà thành phố Đà Nẵng đề xuất có việc thí điểm thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng gắn với cảng Liên Chiểu và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua một số cơ chế đặc thù chưa được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thứ sáu, ngày 27/10, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ năm của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị 5 chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, trong đó có tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) lên không quá 70% tổng mức đầu tư, áp dụng cho 1 dự án thuộc địa phận tỉnh Thái Bình.
Kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Kỳ họp chuyên đề) đã khai mạc sáng nay, 19/9. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thành phố đã nghe một số tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố có nội dung quan trọng liên quan việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân thành phố.
Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, TP Hồ Chí Minh được sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách, chi thu nhập tăng thêm.
Những cơ chế, chính sách mới đề xuất áp dụng thí điểm cho TP Hồ Chí Minh cần “mang tính đột phá”, “vượt trội” theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội; song cũng cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí.
Sáng 12/10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh và đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách thực hiện thí điểm cho TP Hồ Chí Minh.
Việc xây dựng Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 59-NQ/TW (Nghị quyết 59) về phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến mục tiêu phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng Cần Thơ thành trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tại kỳ họp bất thường tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 6 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Cần Thơ, áp dụng thí điểm trong 5 năm nhằm tạo cơ chế thu hút đầu tư, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng thành phố thành trung tâm phát triển của vùng, mang bản sắc sông nước Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế góp phần tạo thuận lợi cho 4 địa phương trong thu hút nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, tạo sự lan tỏa vùng, miền, và tạo tiền đề để áp dụng cho các địa phương khác.
Ủng hộ đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế, các đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) và Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng đây sẽ là một trong những nguồn kinh phí quan trọng để bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế trong điều kiện ngân sách địa phương còn khó khăn.