Chương Mỹ tìm động lực mới từ các sản phẩm OCOP

Chương Mỹ tìm động lực mới từ các sản phẩm OCOP

Chương Mỹ là một trong những quận/huyện có số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP cao nhất của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, năng lực nhiều chủ thể còn hạn chế, vùng nguyên liệu nhỏ lẻ … khiến các sản phẩm OCOP khó mở rộng thị trường. Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Đình Hoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ kỳ vọng về một trung tâm thiết kế sáng tạo, tăng thêm các giá trị, sức sống mới cho sản phẩm OCOP.
Na “Chi Lăng” - Quả ngọt trên vùng núi đá vôi miền biên viễn

Na “Chi Lăng” - Quả ngọt trên vùng núi đá vôi miền biên viễn

Huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn được nhiều người biết đến là “thủ phủ” của cây na với tổng diện tích trên 2200ha. Na Chi Lăng nổi tiếng với chất lượng hình quả to đều, căng mịn, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ngọt thanh, ít hạt. Cứ khoảng tháng 8 tới đầu tháng 9, những năm gần đây còn có thêm vụ gối vào tháng 10, tháng 11 hằng năm, bà con khắp huyện ai nấy lại tấp nập, hồ hởi vào mùa thu hoạch. Mỗi thùng na nặng trĩu độ gần nửa tạ được người dân lần lượt chuyển bằng xe máy, ròng rọc từ trên núi xuống băng qua những đường khúc khủy, vách đá cheo leo.
[Video] Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

[Video] Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Sau 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cả nước đã có hàng nghìn sản phẩm được đánh giá từ 3 sao trở nên. Điều đó cho thấy đây là một Chương trình đúng, được đông đảo nhân dân và chính quyền các địa phương hưởng ứng. Chương trình không chỉ giúp bà con nâng cao giá trị thu nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trưng bày các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Huyện cuối cùng của Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 29/4, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Bình Chánh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020; công bố sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Dịp này, huyện Bình Chánh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. 

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được tỉnh Quảng Ngãi quan tâm.

Hiệu quả bước đầu chương trình OCOP ở Quảng Ngãi

Qua 3 năm (2019-2021) triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã thật sự lan tỏa trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch phát triển theo hướng gia tăng giá trị, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống dân cư. 

Khách du lịch trong và ngoài nước rất thích thú với mô hình tham quan, lưu trú tại Homestay Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình.

Giải pháp hiện thực hóa hai chương trình mục tiêu quốc gia (bài 2)

Sau ba năm triển khai, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra bước tiến mới, mang tính “bước ngoặt” trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch ở các địa phương trong cả nước. Nhờ đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo, giúp nhiều hộ dân làm giàu, đồng thời giúp các địa phương hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.