[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội
Từ hàng chục năm nay, gần 200 hộ dân tại thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội) đã mưu sinh bằng nghề thu mua, sơ chế nhựa, biến ngôi làng bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa thành "thủ phủ" phế liệu ven đô.
Làng mưu sinh nhờ phế liệu nhựa ven đô Hà Nội
Từ hàng chục năm nay, bà My (55 tuổi, thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội) đã quen với việc đi phân loại, chia chai nhựa để kiếm vài trăm nghìn đồng tiền công mỗi ngày.
Có một thế giới khác trong lòng Hà Nội
Một quả bom nổ… chia đôi nỗi niềm
Mắt chạm trời đêm
Tôi không mơ mình sẽ có dịp đến Iceland, Na Uy để săn cực quang hay thực hiện một tour du lịch ở sa mạc Atacama (Chile), núi Mauna Kea (Hawaii) hoặc Vườn quốc gia thung lũng Chết (Mỹ) để ngắm các vì sao, dải thiên hà nhưng ngay tại Hà Nội này thôi, tôi cũng có thể khám phá bầu trời đêm và kéo những ngôi sao, tinh vân vào trọn tầm mắt của mình.
Măng Đen, sức sống cao nguyên
Vượt đèo Violak chênh vênh, qua những bản làng sương giăng, những cung đèo mây phủ, chúng tôi tìm đến thị trấn Măng Đen yên bình của huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), vốn được mệnh danh là nàng thơ của đại ngàn. Trên cao nguyên Măng Đen, thị trấn cùng tên đẹp huyền ảo, nằm ở sườn đông bắc chỉ cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 50km, đang là điểm đến hấp dẫn trên cung đường xanh Tây Nguyên.
Nữ tài xế đặc biệt nhất xóm chạy thận Hà Nội
Đã 2 năm nay, những người dân của xóm chạy thận quá quen với bà Hường "xe ôm". Ngày ngày, bất kể nắng hay mưa, nữ tài xế 56 tuổi đều miệt mài đưa đón các bệnh nhân tới Bệnh viện Bạch Mai lọc máu với giá… tượng trưng.
Tết Thiếu nhi: Hy vọng thắp lên từ những lọn tóc buộc chun vàng
Ngày 25/5/2022 có lẽ là một ngày đặc biệt của cặp chị em song sinh Ngô Minh Tâm và Ngô Minh Thư (lớp 3B, Trường tiểu học Trung Thành I, Phổ Yên, Thái Nguyên) khi cả hai quyết định cắt đi mái tóc dài óng ả. Xong xuôi, hai chị em cẩn thận buộc lọn tóc dài bằng một sợi dây chun vàng, rồi cặm cụi viết một bức thư gửi người bạn nhỏ bị ung thư mà hai em chưa từng gặp mặt.
Sức sống giữa trùng khơi
Trường Sa, tên gọi nghe quen thuộc và gần gũi. Giữa sóng gió trùng khơi, giữa nắng nóng nung người, đảo ngày một xanh hơn, đẹp hơn. Trong thanh âm thầm thì của biển cả, nghe ra, có cả tiếng chuông chùa, và lời hát tha thiết bay lên của tuổi đôi mươi...
Hành trình qua những ga nhỏ
Sự phát triển của hàng không và xe khách trong những năm gần đây khiến việc di chuyển bằng đường sắt, một loại hình di chuyển phổ biến trước đây, ít được chú ý hơn.
Xã đảo trong lòng phố
Giữa thành phố Hồ Chí Minh tấp nập có một xã đảo nằm độc lập giữa bốn bề sóng nước, ẩn mình trong làn sương mờ của những cánh rừng Sác mặn mòi. Mặc cho việc không có đường bộ vượt biển, người dân xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) vẫn đang hằng ngày nỗ lực xây cầu nối cuộc sống mới - khấm khá hơn về vật chất, giàu có thêm về tinh thần.
Mùa hoa trẩu trên Mã Yên Sơn
Tháng Ba, nắng ấm lên, những đàn ong qua kỳ ngủ đông, thức dậy tung cánh đi tìm hoa, chắt chiu mật ngọt dâng đời, trên những cánh rừng trẩu bạt ngàn ở đèo Mã Yên Sơn đang xòe tán lá xanh ken dày, bắt đầu bung trắng những chùm hoa mời gọi. Con đèo như chiếc yên ngựa, vắt qua dãy núi Con Voi hiểm trở, xưa in dấu bước chân những đoàn dân công trùng điệp thồ gạo, tải đạn góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ lừng lẫy, nay đang xanh rừng và sáng bừng ánh điện xây dựng nông thôn mới ở vùng cửa ngõ phía nam tỉnh Lào Cai.
Tản mạn bên "dòng sông mơ tưởng"
Càng lên cao càng lắm sương mù, bầu trời đen như chiếc chảo thiếc úp. Mưa nặng hạt hơn và gió thổi ào ào. Nơi tôi đang đứng cùng già làng Ha Biêng là đỉnh dốc giữa buôn K’Nớh, buôn lớn nhất và nằm giữa trung tâm xã Đưng K’Nớ (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). Người già Ha Biêng nói, bây giờ định danh hành chính quê hương ông là Đưng K’Nớ, nhưng từ thời xưa ông bà đặt tên cho cái xứ nhiều ruồi vàng nằm lọt thỏm giữa rừng Bidoup này là “Dưng Kanrớh”, tiếng Cơ Ho bản địa có nghĩa là “bãi bằng huyền thoại”…
Tình nguyện viên ở biên giới Ukraine: “Vì chúng ta là đồng bào”
Suốt trong hành trình sơ tán khỏi những Kharcov, Odessa hay Kiev, hình ảnh những tình nguyện viên người Việt luôn là “cột mốc sống” cho sự bình an và hy vọng của những đồng bào chịu ảnh hưởng bởi tình hình bất ổn ở Ukraine.
Trắng đêm đại hàn cùng… những người tử tế
23 giờ. Đường phố Hà Nội đã vắng tanh, nhưng Trần Minh Quân (sinh năm 1990) và hơn chục người bạn vẫn rong ruổi trong cái lạnh dưới 10 độ C. Đêm nay, Hội Từ thiện đêm của Quân lại tiếp tục hành trình sưởi ấm những phận đời bất hạnh như họ vẫn đã làm trong suốt 8 năm đằng đẵng.
Dân ngụ cư ven sông Hồng chống rét
Bà Nguyễn Thị Thìn (71 tuổi) ngồi xổm trước căn nhà trọ lụp xụp nằm sát bên bãi sông Hồng. Đôi bàn tay sưng tấy vì lạnh lập cập rải đống lon bia, phế liệu ra phơi sau đêm mưa lớn. Bà bảo, dân ngụ cư sống ở ngoài bãi chẳng biết chạy đâu cho khỏi rét.
Về thăm Kinh Bắc
Ngày đầu xuân Nhâm Dần, tôi có dịp về thăm Bắc Ninh - miền đất được coi là trung tâm vùng Kinh Bắc từ thế kỷ 19, hội tụ bao điều tốt đẹp về truyền thống văn hóa hào hùng của ông cha.
Theo cánh chim trời
Chụp ảnh các loài chim thật không dễ chút nào vì chuyển động của chúng rất nhanh và không thể đoán trước. Vậy nhưng vẫn có những người sẵn sàng bỏ ra hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, thậm chí là nhiều tháng chờ đợi chỉ để chụp được một vài khoảnh khắc xuất hiện hiếm hoi của chúng.
Sống theo lý lẽ của rừng
Rơ Ông Ha Tin, người đàn ông Cơ Ho miền Ðưng K’Nớh (Lạc Dương, Lâm Ðồng) đứng cùng tôi bên mép buôn trong buổi chiều mùa đông buốt giá, chỉ tay lên dãy núi sừng sững trước mặt, anh nói: "Từ xưa đến nay, người trong buôn mình đều nói rằng, đỉnh cao Yũ Till trên núi Yàng Hău là nơi có rừng thiêng, ở đó có ngọn giáo thần cắm sâu trên tảng đá khổng lồ. Không ai dám leo lên đó chặt cây, săn thú. Nếu ai vào lấy gì của rừng thiêng Yũ Till thì Yàng sẽ phạt nặng, có khi bắt phải chết đấy…".
Tìm về hoa văn, họa tiết dân tộc
Trang phục của mỗi dân tộc có những hoa văn, họa tiết khác nhau, giúp phân biệt sắc thái các vùng miền trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Thế nhưng với Đặng Thái Tuấn, dự án "Số hóa thổ cẩm" không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số mà còn là cách giải quyết vấn đề "sinh kế" cho mỗi hộ gia đình, giúp người dân tránh khai thác, tàn phá rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nơi họ sinh sống.
Những người bảo vệ rùa
Khi tận mắt chứng kiến công việc của các chuyên gia, tình nguyện viên tại Trung tâm Bảo tồn rùa (TCC) tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), tôi mới hiểu được vì sao những chú rùa nhỏ bé lại quan trọng đến thế...
Những mệt nhọc trên đường về quê thời Covid-19
Trên đường đi xe máy về quê tránh dịch, chị Đinh Thị Phương Anh chuyển dạ giữa cơn mưa lớn. Hành trình hồi hương như chị Phương Anh, là những người già, trẻ em rong ruổi đầy hiểm nguy.
Nhiệm vụ "bốn trong một" ở nơi F0 đặc biệt
Ở đây, có những tiếng la hét, rồi đập phá. Nhưng cũng có giây phút tĩnh lặng, có những ánh mắt vui mừng và hàm ơn. Họ, những người nghiện ma túy đang là F1, F0 được cách ly, điều trị. Tình thương của lực lượng y tế, an ninh ở đây từng ngày giúp họ vượt qua những đau đớn, bệnh tật mà về với gia đình.
Hành trình cuối cùng
“Không sợ, mà chúng tôi thấy thương. Thương vì họ không may mắn để vượt qua đại dịch. Thương vì hành trình cuối cùng ấy, họ lặng lẽ một mình. Giờ anh em chúng tôi tiếp sức một đoạn, mong sớm đưa họ về với gia đình. Trước khi lên xe, tôi luôn dặn các anh em trong tổ phải nâng niu từng phần tro cốt, làm mọi thứ cẩn thận nhất có thể vì người thân họ đang trông ngóng mỗi ngày”, Đại úy Sử Tấn Phi Long, Chính trị viên Đại đội Trinh sát đặc nhiệm, Đội trưởng công tác đặc biệt Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh trải lòng.
Chuyến về quê cuối cùng của gia đình “4 trong 1”
Trên chuyến xe trở về quê hương của gia đình nhỏ bé “4 trong 1” này, tôi đã chứng kiến nỗi đau, sự khắc khoải, và rồi niềm tin chợt nhóm lên...
Hàng trăm ngư dân "kẹt" ở cảng biển Sa Huỳnh và nỗi lo lây nhiễm
Ở vùng tâm dịch Sa Huỳnh gần hai tháng qua, sau bao nỗ lực ngăn chặn, nguy cơ lây lan dịch Covid-19 vẫn chưa thể dừng từ những đêm vượt biển, tìm đường về nhà của ngư dân xa bờ.
Những ngày giăng dây
“Bi chưa ngủ hả? Bi ăn cơm chưa?”… “Jun đang làm gì đó?”. Cuộc trò chuyện ngắn qua cuộc gọi hình ảnh của hai bé nhỏ ba tuổi, học chung lớp mầm non, ở cùng chung cư, cách nhau mấy tầng lầu trong những ngày bị phong tỏa khiến ba mẹ đôi bên cảm thấy ấm áp vô cùng. Như nhiều cư dân đang sống tại chung cư An Phú Đông (quận 12, TP Hồ Chí Minh), ba mẹ bé Jun là anh Dũng, chị Hằng đang có những trải nghiệm “trước đây chưa từng” khi vừa bị… giăng dây, ca F0 cùng tầng, chỉ cách nhà vài căn.
Người H’Re băng rừng về rừng
Những ngày qua, hơn 600 bà con người H’re, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi từ vùng núi cao các tỉnh miền trung - Tây Nguyên trở về quê. Người lớn trẻ em lội bộ, băng rừng ngày đêm, trốn tránh chốt chặn phòng chống dịch Covid-19 từ các ngã đường với hy vọng về bản làng. Hành trình trở về của đoàn người H’re lộ diện góc xám ở vùng núi cao Quảng Ngãi.
Kết nối quá khứ và hiện tại
Bên cạnh một Hà Nội sôi động, hấp dẫn vẫn còn một Hà Nội khác - Hà Nội "cũ". Có những cái cũ tưởng như sẽ nhanh chóng và cần thiết bị phủ nhận, để nhường đường cho sự phát triển, như những nhà máy xí nghiệp trong nội đô, hay những khu tập thể xây dựng 40, 50 năm về trước.