[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội

[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội

NDO -

Từ hàng chục năm nay, gần 200 hộ dân tại thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội) đã mưu sinh bằng nghề thu mua, sơ chế nhựa, biến ngôi làng bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa thành "thủ phủ" phế liệu ven đô.

[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 1

Thôn Xà Cầu trước đây nổi tiếng với nghề làm hương đen và tăm tre thủ công. Tuy nhiên, gần 20 năm trở lại đây, nhiều hộ dân đã chuyển sang thu gom, phân loại và sơ chế phế liệu để bán lại cho các nhà máy tái chế.

[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 2
Tới nay, theo thống kê, đã có từ 170-180 hộ dân trên tổng số 800 hộ tại Xà Cầu kiếm sống bằng việc thu gom, bán lại, tái chế... những vỏ chai, lọ mà người ta không còn dùng nữa....
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 3
Bà My, 55 tuổi nhưng đã có đến gần 20 năm "mưu sinh" cùng chai lọ nhựa. Ngày ngày, bà rời nhà từ 6 giờ sáng để... vào ca. Công việc chính của bà là phân loại phế liệu nhựa theo từng loại riêng biệt.
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 4
Với nhiều người, đây chỉ là những đồ bỏ đi. Nhưng với người Xà Cầu, phế liệu lại là... tiền. Những xô sơn nếu còn lành lặn sẽ được tận dụng, bán lại. Những chiếc bị vỡ thì sẽ được cánh công nhân chẻ ra, trước khi cho vào máy cắt thành nhiều phần nhỏ hơn...
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 5
Lạc vào Xà Cầu, người ta như lạc trong mê cung... phế liệu. Những vỏ chai bia, tương ớt, nước rửa bát... được cho vào các bao tải cỡ lớn rồi xếp chồng lên nhau ngay ven đường liên thôn như một ngọn núi khổng lồ...
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 6
Nắp chai - đó là thứ còn lại sau quá trình phân loại. Những "sản phẩm" này sau đó sẽ được rửa sạch rồi đưa vào hệ thống máy nghiền nhằm tạo ra nhựa sơ chế.
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 7
Hai nữ công nhân phân loại chai nhựa trên dây chuyền. Vài năm trở lại đây, hệ thống máy móc cũng được các chủ cơ sở đưa vào sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động.
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 8
N. - 1 nam công nhân cho hay: trung bình, 1 ngày họ sẽ được trả từ 200 nghìn đến 400 nghìn đồng tùy vị trí công việc. Khoản thu nhập này so với làm nông cao hơn khá nhiều.
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 9
"Chúng tôi có tuổi rồi, không làm nghề này biết làm gì để ra tiền hả các anh?"
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 10
Mưu sinh trên... rác, bà My phải trang bị cho mình tới 4 chiếc găng tay mỗi ca làm việc. Trong cùng là găng tay ni-lông dùng 1 lần để tránh chất bẩn bám vào. Phía bên ngoài, bà cẩn thận đeo thêm lớp găng vải dày cộp đã đen màu thời gian.
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 11
Mang lại thu nhập, nhưng phế thải cũng để lại nhiều hệ lụy cho Xà Cầu. Rác chất thành đống ven đường liên thôn. Rác ngả nghiêng xô đổ ra lòng đường. Mùi phế liệu dưới cái nắng như thiêu đốt xộc thẳng vào mũi người vô cùng khó chịu.
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 12
Đường liên thôn chật cứng phế liệu.
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 13
Phế liệu tràn ra nghĩa trang thôn...
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 14
... và ngổn ngang trên từng ngõ xóm.
[Ảnh] Mưu sinh ở "thủ phủ" phế liệu nhựa ven đô Hà Nội ảnh 15

Nghề thu gom phế liệu tạo việc làm cho nhiều người, nhưng cũng gây hệ lụy là ô nhiễm, rác vứt bừa bãi, thậm chí đốt trộm. "Chính quyền xã đã tăng cường họp, nhắc nhở người dân và cử công an kiểm tra, xử phạt. Bên cạnh đó, chính quyền đã có hợp đồng vận chuyển và xử lý rác với Công ty cổ phần Công nghệ cao Hòa Bình (Lạc Thủy, Hòa Bình) nhằm hạn chế dần tình trạng ô nhiễm", ông Nguyễn Đức Nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú Cầu, cho biết.

back to top