Phở Việt Nam

Bắt nguồn từ một món ăn dân dã dành cho người lao động, phở đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam. Xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, trải qua hơn 100 năm, đến nay phở Việt có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, được ghi vào từ điển Oxford và từng lọt top 50 món ngon nhất trên thế giới do CNN bình chọn.
Phở lan tỏa bản sắc Việt

Phở lan tỏa bản sắc Việt

Phở lan tỏa theo dấu chân người Việt. Ở trong nước thì khắp chốn thôn quê tới thị thành, đâu cũng gặp quán phở. Nhất là ở các thành phố lớn, phở đã trở thành món ăn trong các khách sạn sang, các tiệm ăn ở nơi đông đúc. Ở ngoài nước thì phở cũng đi theo dấu chân người Việt xa quê đi khắp thế giới.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Việt

Phở - Tinh hoa ẩm thực Việt

Gắn liền với nền văn minh lúa nước và tồn tại hàng trăm năm, phở Việt theo người Việt đi khắp năm châu, được bạn bè khắp thế giới ưa thích. Dù ngày nay phở cũng đã phát triển và có rất nhiều biến tấu, nhưng bí quyết để có một bát phở "gia truyền" đậm vị xưa vẫn là câu chuyện mang nhiều điều thú vị và ý nghĩa. "Con đường của phở" cũng là con đường bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt.
Một cửa hàng phở tại Hà Nội. Ảnh: NGUYỆT ANH

Hành trình của phở

Đã có nhiều tranh luận về gốc gác, tên gọi phở. Chả ai “tổng kết” được, nó chỉ chứng tỏ sự lan tỏa, sức sống bền bỉ dẻo dai của món ăn này. Gần ba năm đại dịch Covid-19 trong lúc bị hạn chế đi lại, mở hàng quán nhiều người bị cấm cố ước ao “Bao giờ quán xá mở lại tôi đả ngay vài bát”.
Phở đã trở thành “một trong những đại sứ Việt Nam ở nước ngoài gần gũi nhất, thân thiện nhất với mọi người.

Những người nỗ lực định vị phở Việt ở nước ngoài

Từ một món ăn dân dã trên những đôi quang gánh dọc ngang phố phường, Phở đã được nâng tầm, bước chân vào nhà hàng để phục vụ những thực khách khó tính, rồi vươn ra biển lớn để ghi danh vào bản đồ ẩm thực thế giới. Hành trình ấy của Phở không thể thiếu đóng góp của những người con sinh ra ở Nam Định nói riêng và trên mảnh đất hình chữ S nói chung.
Chuyện Hà Nội có đến... hai ông Thìn nấu phở

Chuyện Hà Nội có đến... hai ông Thìn nấu phở

Thuở đầu, ông Thìn “Lò Đúc” chỉ dám phi tỏi, hành, ớt và thoăn thoắt xóc chảo đến khi cháy cạnh rồi hắt vào từng thớ thịt. Có thế mà bát phở tái lăn thơm nức, độc lạ bậc nhất Hà thành khi ấy ra đời.
Bát tái lăn nhiều hành của phở Thìn (Lò Đúc).

Phở - Di sản bình dân

Cùng với các thức ẩm thực trứ danh khác của Việt Nam như mì Quảng, trà sen Quảng An, phở Hà Nội và phở Nam Định vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở hạng mục Tri thức dân gian.
(Ảnh minh họa: NHẬT QUANG)

Nghệ nhân làng Vân Cù kể chuyện làm phở

Vân Cù là ngôi làng nghề phở nổi tiếng ở Nam Định. Trong cả thế kỷ qua, người làng Vân Cù đã đem phở đi khắp cả nước và ra nước ngoài. Những người thuộc thế hệ thứ nhất, thứ hai đem nghề phở đi muôn nơi, nay đều đã là những bậc lão niên. Câu chuyện bát phở đã gắn bó với họ từ thủa nhỏ theo bố mẹ làm hàng, cho đến nay con cháu đã mở hàng phở khắp trong nam ngoài bắc.
Nghệ nhân làng Vân Cù trình diễn nghệ thuật nấu phở tại Festival Phở 2024.

Làng phở Vân Cù

Làng Vân Cù, xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực, Nam Định) là nơi có nghề phở lâu đời, nổi tiếng. Nghề phở ở Vân Cù hình thành từ đầu thế kỷ 20, đến nay, nhiều gia đình ở Vân Cù đã có tới 3-4 thế hệ theo nghề truyền thống; con cháu của làng gìn giữ và đưa phở đi nhiều nơi và rất có ý thức về việc bảo tồn, phát triển nghề phở. Đây cũng đã được chọn làm nơi tổ chức Festival Phở 2024.
Quán phở gà Nguyệt ở phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm nổi tiếng thơm ngon.

Những quán phở Hà Nội được Michelin "gọi tên"

Thương hiệu Michelin vừa giới thiệu các nhà hàng, quán ăn của Việt Nam thuộc các hạng mục khác nhau, trong đó, có sáu quán phở Hà Nội nằm trong danh sách này. Vậy những quán phở này có gì đáng chú ý?
Sắc màu phở Việt trên đất Pháp

Sắc màu phở Việt trên đất Pháp

Từ lâu rồi ở Pháp, nơi nào có người Việt, nơi ấy có phở. Theo các thế hệ kiều bào tại Pháp, những quán phở Việt Nam đầu tiên đã xuất hiện từ mấy chục năm trước và có chỗ đứng trong lòng của những vị khách đam mê khám phá ẩm thực nơi xứ người.
Quang cảnh tọa đàm.

Tham vấn ý kiến xây dựng hồ sơ đưa phở vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức Toạ đàm khoa học “Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hóa”, nhằm tham vấn các ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, đại diện chủ thể thực hành di sản, đại diện chính quyền địa phương, cộng đồng để nhận diện di sản Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hóa.
Bạn bè Séc và các nước ASEAN chăm chú quan sát đầu bếp Việt Nam chế biến món Phở truyền thống. Ảnh: TTXVN.

Phở Việt Nam gây ấn tượng trong Lễ hội ẩm thực ASEAN 2024 tại Cộng hòa Séc

Ngày 16/5, tại Thủ đô Praha, Ủy ban ASEAN tại Praha đã tổ chức Lễ hội Quảng bá ẩm thực ASEAN (ASEAN COOK SHOW 2024). Tham dự sự kiện có sự hiện diện của đông đảo các đầu bếp đến từ các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng của các nước thành viên ASEAN tại Praha và một số khách mời ngoại giao đoàn tại Cộng hòa Séc.
Thăm làng nghề làm phở

Thăm làng nghề làm phở

Từ hơn 100 năm trước, những người thợ nấu phở ở làng nghề Vân Cù (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định) đã tỏa đi khắp đất nước, đưa món phở đến khắp các tỉnh, thành phố. Giờ đây, làng Vân Cù trở thành một điểm du lịch độc đáo đón du khách trong nước và quốc tế yêu thích ẩm thực Việt.
Các nghệ nhân, chuyên gia đầu bếp phục vụ thực khách tại Festival Phở 2024.

Nâng tầm văn hóa ẩm thực phở

Từ 15 đến 17/3, Festival Phở 2024 đã diễn ra với chuỗi hoạt động đặc sắc tại tỉnh Nam Định. Đây là Festival Phở đầu tiên trên cả nước được tổ chức ở một địa phương, với ý nghĩa tôn vinh, nâng tầm văn hóa ẩm thực phở, món ăn được xem là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc.
Xem thêm
back to top