Ngay trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão của dân tộc ta, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trước đó ít ngày, Quốc hội vừa kết thúc kỳ họp bất thường lần thứ 2 với những nội dung quan trọng. Như vậy, chỉ trong 2 năm, Quốc hội đã có 3 kỳ họp bất thường nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra của đất nước.
Sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, ông Trần Hồng Hà vẫn đồng thời giữ chức Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho đến khi các cơ quan có thẩm quyền xem xét kiện toàn chức danh này.
Sau 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình đề ra, với việc thông qua 1 luật, 3 nghị quyết và xem xét quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Theo Nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dự toán vốn vay lại năm 2022 của 7 địa phương, với tổng mức giảm 1.547,8 tỷ đồng; trong khi cũng điều chỉnh tăng dự toán vốn vay lại (từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ) năm 2022 của 7 địa phương với tổng mức tăng 226 tỷ đồng.
Chiều 9/1, sau 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu bế mạc trước Quốc hội, đồng bào, cử tri và nhân dân cả nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Chiều 9/1, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, trong đó lần đầu tiên áp dụng mô hình Hội đồng Y khoa quốc gia tại Việt Nam.
Chiều 9/1, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sau 5 ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao.
Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 4 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
Tham gia ý kiến thảo luận ở hội trường, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu trong lập kế hoạch vốn vay lại của các địa phương năm 2022 để rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng công tác này thời gian tới, bảo đảm sát yêu cầu thực tiễn.
Theo Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Quốc hội thông qua, các chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch của cơ sở y tế, cơ sở thu dung, điều trị và chế độ, chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch đã thực hiện trước ngày 31/12/2022 mà chưa thanh toán xong thì được tiếp tục thanh toán theo quy định. Kinh phí thực hiện được chuyển nguồn sang năm 2023.
Hôm nay (9/1), Quốc hội bước vào ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, tiến hành biểu quyết thông qua 1 luật và 3 nghị quyết, và họp phiên bế mạc.
Thứ Bảy, ngày 7/1/2023, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 3 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện Bộ đang xây dựng Thông tư đưa Covid-19 trở thành một bệnh nghề nghiệp để hưởng bảo hiểm xã hội, qua đó sẽ giúp giải quyết vấn đề cả về mặt chuyên môn cũng như về chế độ đối với những người bị nhiễm Covid-19.
Nhiều đại biểu Quốc hội có chung nhận định, Nghị quyết số 30/2021/QH15 là một sáng kiến lập pháp rất đặc biệt, đã tạo điều kiện cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, ban hành các quyết định quan trọng, giải pháp sáng tạo, giúp công tác kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội xem xét, 24 địa phương sẽ được chuyển nguồn hơn 5 nghìn tỷ đồng ngân sách địa phương được bố trí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 nhưng chưa sử dụng hết sang niên độ ngân sách năm 2022 để các địa phương này tiếp tục chi cho công tác phòng, chống dịch theo đúng quy định, không sử dụng cho mục đích khác.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, quan điểm mới và quan trọng của Quy hoạch tổng thể quốc gia là phải hướng đến phát triển có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra được động lực phát triển mới, đồng thời phải bảo đảm các vấn đề về an sinh xã hội và môi trường...
Thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia, song cũng nhấn mạnh yêu cầu cần bảo đảm các nội dung trong quy hoạch có tính khả thi, hiệu quả và không xa rời thực tiễn.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng người hành nghề, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm từ nhiều nước phát triển, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trình Quốc hội lần này đã có các quy định về kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề nhằm bảo đảm sự an toàn của người bệnh, nâng cao chất lượng đào tạo y tế.
Chiều 6/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Trong đó, các nội dung liên quan đến giá dịch vụ khám, chữa bệnh, tự chủ bệnh viện, Hội đồng Y khoa quốc gia… thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho rằng cần xem xét tính thực tế và khả thi của các mục tiêu cũng như các kịch bản tăng trưởng đặt ra, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố bất định, khó lường như dịch bệnh, lạm phát.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong một giai đoạn thế giới đầy biến động, công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển như vũ bão thì tính dự báo trong quy hoạch đóng vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quy hoạch.
Nhân Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, cử tri bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề như quản lý chặt việc xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, hay những vấn đề chung quanh Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ trình bày.
Ở cương vị cao hơn, tân Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chia sẻ sẽ cùng các thành viên Chính phủ tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời bày tỏ tâm huyết về các vấn đề tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu…
Chiều 5/1, tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội khóa XV, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Trần Lưu Quang được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thứ Năm, ngày 5/1/2023, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Ngày 5/1/2023, tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường làm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Với 481/481 đại biểu tán thành (chiếm 96,98% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm nhân sự Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang.