Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta, đồng thời khẳng định bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam.
Hội nghị Geneva khai mạc ngày 8/5/1954 với sự tham gia của đại diện 9 bên gồm: Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Anh, Pháp, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia. Đại diện Pathét Lào và Khmer Issarak có mặt tại Geneva nhưng không được tham dự Hội nghị.
Tròn 70 năm trước, những ngày đầu năm 1954 - một mùa xuân cả nước lại ra trận, tập trung mọi sức lực, của cải, chấp nhận gian khổ, hy sinh để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - “hồi chuông báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ”, đặt nền móng cho Hiệp định Geneva lập lại hòa bình trên đất nước Việt Nam sau chín năm trường kỳ kháng chiến.
Sông Bến Hải - cầu Hiền Lương là nhân chứng lịch sử mang trên mình dấu ấn sự chia cắt bắc-nam trong hơn 20 năm. Ngày nay, sông Bến Hải - cầu Hiền Lương đã trở thành một di tích quốc gia đặc biệt và là một biểu tượng cho ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thiết tha yêu hòa bình.
Hiệp định Geneva năm 1954 về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương đã cho thấy rõ vai trò tiên quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, Thứ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phosi Keomanivong có những đánh giá về ý nghĩa của hiệp định, cũng như vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cách đây đúng 70 năm, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Geneva (Thụy Sĩ) và trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
LTS - Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhiều người dân Pháp vẫn quan tâm đến trận chiến cuối cùng của đội quân viễn chinh, cũng là sự khởi đầu quá trình phi thực dân hóa của Pháp.
Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đánh dấu bước mở đầu có tính quyết định cho sự sụp đổ hệ thống thực dân trên quy mô toàn cầu, góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới; đồng thời khẳng định tính tất thắng của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Lần đầu tiên tất cả các nước lớn đã phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tại Hội thảo khoa học “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương có bài phát biểu khẳng định ý nghĩa, tầm vóc của hiệp định quan trọng này. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam.
Lời tòa soạn - 70 năm trước, cùng với “sông Bến Hải” và “cầu Hiền Lương”, khái niệm “vĩ tuyến 17” lần đầu xuất hiện và nhanh chóng in sâu vào tâm khảm mỗi người dân của dải đất hình chữ S, như nhát chém ứa máu, hằn ngang vào dáng hình đất nước.
Dòng sông nào cũng mang trong nó biết bao nhiêu sự kiện lịch sử, văn hóa, dấu ấn không phai mờ về một vùng đất, nhiều khi trở thành biểu tượng cho khí phách, tình cảm, chiều sâu tâm tưởng của con người trong những thời kỳ lịch sử.
“Thoạt đầu, ai cũng tưởng chẳng làm sao. Cùng là đất nước, đi đâu mà chả thế?”. Nhà văn – nhà báo nổi tiếng Vũ Bằng đã khởi đầu thiên tuyệt bút “Thương nhớ mười hai” của mình như vậy. Cũng như ông, ngày ấy, thực thi Hiệp định Geneva năm 1954, lòng người Việt, ai chẳng mong cái hẹn hai năm hội ngộ trong ngày tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước sẽ trở thành hiện thực.
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Việt Nam.
"Hòa bình muôn năm" là bức họa và cũng là lời chúc mừng nồng nhiệt và ý nghĩa nhất của danh họa Pablo Picasso gửi tới Việt Nam sau khi Hiệp định Geneva được ký kết vào năm 1954. Đây chính là bức họa do báo Nhân đạo (Đảng Cộng sản Pháp) đặt vẽ và đăng trên số đặc biệt ngày 25/7/1954 để vinh danh sự kiện lịch sử này.
LTS - Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, là minh chứng cho ý chí vững vàng và khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, các chuyên gia, học giả nước ngoài đã nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của hiệp định này đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.