Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu đưa công tác tiết kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên ở tất cả các đơn vị; tạo chuyển biến thực chất hơn trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành.
Sáng 25/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí, nhằm rà soát công việc và bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ phòng chống lãng phí thời gian tới, đặc biệt xử lý các dự án tồn đọng nhằm giải phóng nguồn lực cho phát triển.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 665/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác thẩm định kết quả đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các cơ quan, đơn vị và dự kiến đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên năm 2024 của thành phố Hà Nội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhiều lần, trong các bài viết, trong các bài nói chuyện, Người đã nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân phải hết sức chú ý đến việc phòng chống xa hoa, lãng phí, sử dụng hợp lý và hiệu quả tiền của, thời gian, công sức.
Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, công tác phòng, chống lãng phí trở thành một nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương để bảo đảm sự bền vững và hiệu quả trong quản lý, sử dụng nguồn lực quốc gia. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, ngành Xây dựng đã xác định: “Phòng, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm chính trị, mà còn là nghĩa vụ đạo đức, biểu hiện của sự tận tâm và trách nhiệm với nhân dân”.
Ngày 16/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị triển khai các văn bản của Trung ương. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến cơ sở.
Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo nội dung, kết quả Phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).
Ngành công thương chiếm tỷ trọng rất lớn của nền kinh tế. Nếu ngành công thương làm tốt nhiệm vụ tiết kiệm, chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực khơi thông cho phát triển kinh tế đất nước.
Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
Ngày 13/12, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị toàn tỉnh quán triệt một số nội dung chỉ đạo trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thông tin về một số vi phạm phổ biến trong các vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế, tiêu cực. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với 174 điểm cầu tại các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và 137 điểm cầu cấp xã với trên 2.700 đại biểu tham dự
Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.
Năm 2024, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được lực lượng Công an nhân dân thực hiện kiên quyết, kiên trì và đạt được nhiều kết quả quan trọng với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”, đã dần trở thành “một xu thế”, lan tỏa như một “cuộc chiến chống giặc nội xâm” nhận được nhiều đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.
Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra khá nghiêm trọng, luôn đồng hành cùng bệnh quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
Những biểu hiện lãng phí không chỉ ở việc sử dụng tài sản, vốn Nhà nước thiếu hiệu quả, mà còn là sự lãng phí về cơ hội và thời gian, dẫn đến sự thất thoát lớn về nguồn lực. Bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhìn thẳng vào sự thật, chỉ ra thực trạng về vấn đề lãng phí đã và đang tồn tại, những hạn chế trong cơ chế, thể chế.
Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, trong đó có vấn đề lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy Nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm.
Trong bài viết Tinh-gọn-mạnh, hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, một trong những nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực đất nước là vì tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Bài viết với nhan đề "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước là một thông điệp hết sức kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề phòng chống tham nhũng, chống lãng phí.
Bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải gần đây đã trình bày sâu sắc và toàn diện về một nhiệm vụ quan trọng khác mà Việt Nam cần thực hiện khi đứng trước cơ hội lịch sử của "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", đó là nhiệm vụ chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Trong bài “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong thực tiễn hiện nay, trong đó nêu rõ: Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chiều 13/11, tại phiên họp thường kỳ Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Cà Mau, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Cà Mau (Ban chỉ đạo), đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần “5 quyết tâm”, “5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch, trong đó tập trung vào 6 nhóm giải pháp chủ yếu.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ vừa có Công văn số 4911/UBND-XDĐT, yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện một số công việc trọng tâm.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong khi 2 bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở chính tại Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải, việc hai bệnh viện cơ sở Hà Nam chậm tiến độ, đóng băng đã gây ra lãng phí lớn. Thực trạng này cần sớm có giải pháp hữu hiệu và kịp thời.
Dự kiến, sau khi cơ quan chức năng hoàn tất thủ tục tách riêng Dự án Hương lộ 2 nối dài đoạn từ cầu Vàm Cái Sứt đến nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, Sở Giao thông vận tải Đồng Nai sẽ trình hồ sơ chủ trương đầu tư triển khai thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công trong năm 2025 để bảo đảm kết nối với cầu Vàm Cái Sứt. Chỉ khi toàn tuyến Hương lộ 2 hoàn thiện mới chấm dứt tình trạng lãng phí cây cầu này, cũng như phát huy tốt vai trò kết nối trung tâm thành phố Biên Hòa với cao tốc trên.
Vừa qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt kết quả rất tích cực, nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, phòng, chống lãng phí chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng lãng phí diễn ra ở nhiều cấp, nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, tác động tiêu cực đến sự phát triển đất nước và giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Thực hiện chủ trương “Tiết kiệm là quốc sách” của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước đã có nhiều quy định và biện pháp nhằm thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lãng phí và bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định.