Nếu chất lượng không khí tại Việt Nam đạt chuẩn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong sớm do ô nhiễm không khí có thể giảm tới 75% - Phát biểu này của đại diện UNDP tại Việt Nam tại Hội thảo Khoa học quốc gia về kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí đã phát đi một cảnh báo rõ ràng về tính cấp thiết của các hành động làm sạch bầu không khí.
Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là đô thị có diện tích, dân số lớn hàng đầu cả nước. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Hà Nội cũng cao nhất toàn quốc. Tuy nhiên, cùng với đó, Hà Nội đã và đang phải đối diện với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải,...
Sau một thời gian dài ổn định chất lượng không khí ở mức trung bình, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã trở lại những vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra cảnh báo về tác động nghiêm trọng của ô nhiễm không khí đối với trẻ em sinh sống ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Chất lượng không khí ở mức độc hại trong khu vực, đạt đỉnh điểm trong giai đoạn mùa khô kéo dài đến tháng 4, được cho là có liên quan đến hơn 100 ca tử vong mỗi ngày ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Đoàn giám sát của Quốc hội sẽ tổ chức giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Thời gian giám sát dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31/7.
Chất lượng không khí ô nhiễm cảnh báo ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng tới tất cả mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thậm chí có thể tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Sáng 3/1, Hà Nội là thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) cao nhất thế giới, đạt mức trung bình 284 vào 9 giờ 25 phút. Đây là ngưỡng rất không tốt cho sức khỏe con người.
Theo ứng dụng theo dõi chất lượng không khí VN AIR (thông tin được công bố từ nguồn dữ liệu quan trắc do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện), lúc 8 giờ ngày 30/12, kết quả quan trắc tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng ở mức rất xấu.
Thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và đã đạt được những chuyển biến tích cực để cải thiện môi trường. Tuy nhiên, để nhiệm vụ này có kết quả bền vững, các cấp, các ngành của thành phố vẫn cần vào cuộc quyết liệt hơn cùng các chế tài xử lý nghiêm khắc với những vi phạm về môi trường.
Ấn Độ hôm qua đã nới lỏng một số hạn chế được áp dụng để chống ô nhiễm ở miền bắc nước này do chất lượng không khí được cải thiện, khói bụi “nhường chỗ” cho bầu trời trong xanh, thủ đô New Delhi ghi nhận chỉ số chất lượng không khí "trung bình" là 165.
Cháy rừng ở miền Đông Bắc nước Mỹ tiếp tục lan đến các khu vực ngoại ô của thành phố New York và khiến chất lượng không khí thành phố này cùng khu vực lân cận xấu đi trong suốt cuối tuần.
Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Dữ liệu do IQAir - một tổ chức giám sát không khí của Thụy Sĩ - công bố ngày 19/3 cho thấy Pakistan vẫn là 1 trong 3 quốc gia có nồng độ khói bụi cao nhất thế giới trong năm 2023. Trong khi đó, Bangladesh và Ấn Độ thay thế Cộng hòa Chad và Iran trong top 3 quốc gia có nồng độ khói bụi cao hơn khoảng 15 lần so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Do nhiều nguyên nhân, hiện tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hà Nội vẫn ở mức đáng báo động, làm ảnh hưởng sức khỏe của người dân. Thực trạng này đòi hỏi sự chung tay của các ngành, các cấp, trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) Thủ đô.
Ngày 28/11, trong khuôn khổ các hoạt động Sàn giao dịch Công nghệ năm 2023, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo “Giải pháp quan trắc tự động chất lượng không khí và khí thải trong sản xuất công nghiệp”.
Sáng 14/10, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), chất lượng không khí tại các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ phần lớn có hại cho sức khỏe; riêng huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ở mức rất có hại.
Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người), cá biệt một vài điểm đo lên ngưỡng tím (rất có hại cho sức khỏe mọi người).
Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Thái Lan vừa thông báo, từ ngày 1/6 tới, nước này sẽ chính thức áp dụng tiêu chuẩn đo đạc chất lượng không khí mới, với những điều kiện nghiêm ngặt hơn về mức chất lượng không khí tiêu chuẩn, để phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ngày 23/2, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phối hợp Ngân hàng thế giới tổ chức hội thảo: “Quản lý chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội - Từ cam kết đến hành động”, nhằm thúc đẩy các hành động chung về nâng cao chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Thời gian gần đây, ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam do Công ty cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý) cảnh báo, chỉ số chất lượng không khí tại Thái Nguyên ở mức rất có hại và nguy hiểm cho sức khỏe. Tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường kiểm soát khí thải công nghiệp.
Sáng nay 18/9, toàn thành phố Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc, cùng với đó là ô nhiễm không khí với chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức rất cao.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà, ở các thời điểm nhất định trong năm xảy ra hiện tượng “nghịch nhiệt” thì ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ở mức cao.