Những góc nhìn khác nhau về giá trị và vẻ đẹp cầu Long Biên, nơi chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử, cây cầu của tình yêu và nghệ thuật đã được giới thiệu trong cuốn sách “Cầu Long Biên - cây cầu huyền thoại” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Công ty cổ phần Bảo tàng Cầu Long Biên phối hợp thực hiện vừa ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Nhân dịp 70 năm Ngày giải phóng thủ đô, chiều 4/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Công ty Cổ phần Bảo tàng Cầu Long Biên, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cầu Long Biên - Cây cầu huyền thoại”, do Nhà Xuất bản Mỹ thuật ấn hành.
Mô hình “Cột cờ Hà Nội”, “Ga Hàng Cỏ - Chuyến tàu lịch sử”, “Vườn ánh sáng” được sắp đặt, trang trí thành không gian trưng bày, giới thiệu các điểm du lịch hấp dẫn của Hà Nội. Dưới nắng vàng rực rỡ, nơi đây trở thành điểm check-in lý tưởng thu hút du khách đến với Festival Thu Hà Nội 2024.
Sáng 13/9, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện tại, các đơn vị ngành đường sắt và cơ quan chức năng đang thử tải cầu Long Biên và cầu Đuống sau vài ngày “đóng cửa”, cấm người và phương tiện qua lại khi nước lũ dâng cao.
Trước diễn biến phức tạp khi mực nước sông Hồng liên tục dâng cao, để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu Long Biên, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có thông báo cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên.
Khu vực nội thành Hà Nội có diện tích nhỏ, mật độ dân số đông, thiếu không gian công cộng. Song chỉ cách trung tâm thành phố không xa lại có hơn 300 ha đất để hoang phí - đó chính là bãi nổi sông Hồng. Sau khi Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5.000) được phê duyệt, thành phố Hà Nội đang tìm giải pháp quy hoạch, cải tạo bãi nổi một cách an toàn, bền vững.
Chầm chậm đạp xe qua từng con phố, mặc xe máy, ô-tô hối hả vút qua, Hà Nội trong tôi luôn thanh bình và yên ả như thế. Phía trước tôi là một bà cụ, khoảng chừng hơn bảy mươi tuổi, dáng người nhanh nhẹn, khỏe mạnh, bà cũng đang chầm chậm đạp xe, chiếc áo hoa tím như đang bừng lên trong nắng sớm.
Những tư liệu, tài liệu, hình ảnh được trưng bày tại triển lãm “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 và Viện Viễn Đông Bác cổ thực hiện lần đầu tiên kể với công chúng những câu chuyện thú vị về cây cầu 120 tuổi này.
Theo thông tin từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, ngày 14/12 tới, tại Trung tâm sẽ diễn ra triển lãm mang tên “Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”. Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Lưu trữ quốc gia Pháp tổ chức.
Trải qua hơn 120 năm tồn tại, cầu Long Biên - cây cầu biểu tượng của Hà Nội đang dần xuống cấp nghiêm trọng. Công ty Cổ phần đường sắt Hải Hà - đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên đã tiến hành lắp hàng rào và cột chắn ngăn ô-tô và xe ba gác đi lên gây hư hỏng cho cầu.
Trước tình trạng nhiều xe thồ quá tải vẫn lưu thông trên cầu Long Biên (Hà Nội) gây ảnh hưởng đến chất lượng cầu, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải đã lắp 3 camera để theo dõi trạng thái của cầu, đồng thời phát hiện những vi phạm để xử lý.
Ngày 2/6, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải (đơn vị quản lý cầu Long Biên) đã kiến nghị Cục Cảnh sát Giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội về giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trên cầu Long Biên.
Công ty CP Đường sắt Hà Hải (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - VNR) bắt đầu triển khai các hạng mục tu sửa cầu Long Biên. Kế hoạch sửa chữa, duy tu của cầu Long Biên dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 11/2021.