Sáng 2/10, Bệnh viện K và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Không ít người bệnh tin vào thuốc nam có thể điều trị khỏi ung thư đã bỏ lỡ thời gian vàng điều trị, tới khi quay trở lại cơ sở y tế để can thiệp thì đã ở giai đoạn quá muộn.
Ngày 1/2, tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K (Bộ Y tế) phối hợp Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng và các nhà tài trợ tổ chức Chương trình “Cơm Tất niên-Tết sum vầy” và “Chuyến xe yêu thương” đưa người bệnh, người nhà người bệnh đang điều trị tại bệnh viện về quê ăn Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Ngày 24/1, tại cơ sở Tam Hiệp, Bệnh viện K (Bộ Y tế) tổ chức Chương trình “Tết yêu thương-Cơm sum vầy”, với sự tham dự của hơn 200 người bệnh quây quần bên 40 mâm cơm tại căng tin của bệnh viện.
Trong hành trình 12 năm qua, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" có rất nhiều hoạt động và sáng kiến nhằm hỗ trợ người bệnh ung thư cũng như trong công tác phòng chống căn bệnh này. Quỹ đã và đang là địa chỉ đáng tin cậy, là niềm hy vọng của người bệnh nghèo tại Việt Nam.
Sau 10 năm điều trị mắc Lơ-xê-mi cấp thể L2 và đã lui tế bào ung thư, H.G.B (12 tuổi) chưa kịp mừng vui hạnh phúc thì tháng 7/2023, những tế bào ung thư tái xuất hiện, phá hủy cơ thể cậu bé. Liệu pháp cứu cánh cuối cùng - ghép tế bào CAR-T một lần nữa tái sinh cuộc đời cậu bé.
4 bệnh nhân sử dụng liệu pháp tế bào CAR-T, trong đó, có 3 bệnh nhân bạch cầu cấp và 1 bệnh nhân ung thư hạch tại Bệnh viện Vinmec có kết quả sau điều trị rất khả quan. Hiện cả 3 trường hợp đã lui bệnh hoàn toàn và được ra viện, 1 bệnh nhân hiện đang được điều trị và theo dõi.
Bệnh viện Trung ương Huế đạt giải Nhất khu vực Đông Nam Á trong “Cuộc tranh tài phẫu thuật đại trực tràng nội soi thông qua các đoạn video ghi hình” do Hội phẫu thuật đại-trực tràng Đông Nam Á tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Mắc u thùy dưới phổi trái, chị H.T.D (49 tuổi) đối diện với một ca phẫu thuật có thể phải cắt toàn bộ lá phổi trái. Thế nhưng bằng kỹ thuật lần đầu tiên được chuyển giao tại Việt Nam, chị T. chỉ cắt thùy dưới phổi trái và được tạo hình phế quản, mạch máu ngay trong phẫu thuật.
Ngày 28/8, hưởng ứng các hoạt động thiết thực chào mừng Quốc khánh 2/9 do tỉnh Sơn La phát động, một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tại Sơn La đã tổ chức tặng sản phẩm cao sâm Ngọc Linh, sản phẩm OCOP 4 sao của Sơn La cho bệnh nhân ung thư và người cao tuổi tại địa bàn huyện Mai Sơn.
Rất nhiều bệnh nhân khi mắc căn bệnh ung thư hoặc một số bệnh di truyền hiểm nghèo thường khiến cho họ có tâm lý bất an, chán nản và nảy sinh tiêu cực, khiến cho cuộc sống của họ những năm tháng sau này trở nên khó khăn hơn, thậm chí gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, một dự án tâm lý mang tên “Lắng nghe không phán xét kết nối” đã giúp hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tan máu bẩm sinh tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tìm được nghị lực sống và chữa bệnh.
Tối 14/12 tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế) tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập và gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo, với chủ đề “Ngày mai tươi sáng”.
Gần 10 năm qua, kể từ khi thành lập Bệnh viện Ung thư (nay là Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng), Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố Đà Nẵng đã mở và duy trì mô hình “Bếp ăn từ thiện”. Cùng sự đồng hành của những câu lạc bộ, đội nhóm trên toàn thành phố, Bếp đã giúp cho những bệnh nhân đang điều trị tại đây ngày ba bữa có những suất ăn miễn phí, ấm nóng và đủ dinh dưỡng.
Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam, các nữ bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều rất xúc động khi được các nhà tạo mẫu tóc "thiết kế" riêng những bộ tóc đặc biệt để che đi những mái đầu trọc sau nhiều ngày điều trị ung thư.
Theranostic là phương pháp kết hợp miễn dịch, điều trị đích, điều trị phóng xạ được xem là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả đối với một số loại như ung thư tuyến giáp thể biệt hoá; ung thư tuyến tiền liệt tái phát, di căn; ung thư gan, đặc biệt là u thần kinh nội tiết.
Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư gia tăng thời gian gần đây. Đặc biệt, vì lo sợ nhiễm Covid-19 không dám đi khám bệnh, có không ít trường hợp khi phát hiện mắc ung thư thì đã ở giai đoạn muộn, không còn cơ hội điều trị căn bệnh.
Với bệnh nhân ung thư, việc thăm khám nên được giảm xuống mức an toàn trong đại dịch Covid-19. Bệnh nhân đang điều trị bằng đường uống có thể theo dõi từ xa, nên được cung cấp thuốc ít nhất 3 đợt để giảm tiếp cận bệnh viện.
Ngày 11/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trung tâm St Jude Children's Research Hospital (Mỹ) điều trị thành công 1 trường hợp u nguyên bào thận 2 bên (U Wilms) ở trẻ em.
Là bệnh nhân thứ 31 và 32 phải nằm khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gần 2 tháng, một sản phụ thai 22 tuần và một bệnh nhân mắc K tử cung đã được các bác sĩ giành giật sự sống từ tay tử thần.
TS, BS Nguyễn Tiến Quang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K cho biết, hiện nay, chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine phòng Covid-19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư.