(Ảnh minh họa)

Dấu hiệu viêm cơ tim ở trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Dấu hiệu điển hình của viêm cơ tim là trẻ có những cơn đau ngực cấp, khó thở, hụt hơi, cảm giác có nhịp tim nhanh, không đều hoặc hồi hộp đánh trống ngực, ngất, vã mồ hôi, trạng thái thần kinh kích thích, ăn uống kém hơn bình thường, nôn ói nhiều, có thể có sốt hoặc không.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Minh Tuấn khám cho người bệnh sau ghép tạng.

Người bệnh sau ghép tạng nhiễm Covid-19 cần lưu ý gì?

Khi bệnh nhân ghép tạng nhiễm Covid-19, cần đánh giá tình trạng bệnh nhân, tùy từng bệnh nhân để đưa ra biện pháp điều trị cụ thể. Sau khi hết triệu chứng, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm xác định virus, thời gian cách ly dài hơn để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân và cộng đồng.

(Ảnh minh họa)

Người mắc lupus ban đỏ có thể sử dụng kháng thể đơn dòng Evusheld phòng Covid-19 không?

Kháng thể đơn dòng được sử dụng với mục đích điều trị dự phòng Covid-19 cho nhóm người nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong nếu mắc bệnh Covid-19, như người mắc bệnh nền (suy gan, suy thận, tim mạch, cơ xương khớp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…), người suy giảm miễn dịch từ mức độ vừa đến nặng (do HIV, đang điều trị ung thư, ghép tạng…), người mắc các bệnh hệ thống (lupus ban đỏ, viêm khớp, thoái hóa khớp…).

Bác sĩ tư vấn cho sản phụ.

Chẩn đoán sớm hậu Covid-19 ở sản phụ

Nhóm bà bầu, nhất là những bệnh nhân bị nhiễm trùng mức độ vừa phải và mức độ nặng có thể tăng nguy cơ biến chứng sản khoa sau nhiễm Covid-19. Vì vậy, các bà bầu cần được khám thai, siêu âm chuyên sâu, xét nghiệm thăm dò tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán sớm các biến chứng và điều trị kịp thời.

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Sản phụ sau nhiễm Covid-19 cần lưu ý gì?

Đa số các sản phụ mắc Covid-19 có triệu chứng hô hấp nhẹ đều được các bác sĩ tư vấn kỹ càng về tình trạng bệnh và các loại thuốc thông thường có thể sử dụng, đa số các loại thuốc không ảnh hưởng đến tình trạng thai hoặc không đủ bằng chứng cho thấy có gây dị tật thai.

(Ảnh minh họa)

Không nên lạm dụng gừng, sả khi điều trị Covid-19

Gừng và sả đều có tác dụng tán phong hàn dung trong các trường hợp cảm lạnh dẫn tới ho, ngạt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, gừng sả chỉ là bài thuốc chữa cảm cúm thông thường chứ không phải thuốc chữa Covid-19. Khi dùng sả và gừng chỉ nên dùng trong 3 ngày với liều lượng phù hợp. Dùng kéo dài có thể gây kích thích dạ dày. 

(Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)

Xử lý rác thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường quản lý chất thải phát sinh từ các trường hợp F0 đang quản lý tại nhà, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm kịp thời và an toàn phòng, chống dịch.

(Ảnh minh họa)

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà

Sốt là một vấn đề thường gặp ở tất cả trẻ em, tuy nhiên nhiều bố mẹ xử trí sai khiến bé không hạ sốt được hoặc càng mệt mỏi hơn. Trong 3-5 ngày đầu dương tính, trẻ sẽ sốt cao liên tục, uống hạ sốt giảm sốt rồi sốt lại. Bố mẹ cần bình tĩnh để tiếp tục hỗ trợ cho con, không nên rối hay sốt ruột khi thấy bé sốt.

(Ảnh minh họa: MINH DUY)

Cách đọc test xét nghiệm nhanh tại nhà

Trường hợp vạch T đậm/nhạt do ảnh hưởng của nồng độ kháng nguyên trong mẫu bệnh phẩm hoặc chủ quan của người đọc. Tuy nhiên đây là xét nghiệm định tính, có nghĩa chỉ cần xác định có hoặc không có kháng nguyên của SARS-CoV-2 nên cho dù vạch T đậm hay nhạt cũng đều có kết quả là mẫu bệnh phẩm dương tính với kháng nguyên của SARS-CoV-2.

(Ảnh minh họa)

Mắc Covid-19 xông hơi như thế nào cho đúng?

Các gia đình có người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà đều chuẩn bị rất nhiều các loại sả, gừng, chanh… xông hơi để điều trị Covid-19. Tuy nhiên chuyên gia cho rằng cần cân nhắc kỹ lợi và hại của việc xông lá. Xông hơi trong giai đoạn sớm thậm chí có nguy cơ làm virus lây lan nhanh hơn trong cơ thể.

(Ảnh minh họa)

Hiểu thế nào về thiết bị đo độ bão hòa ô-xy SpO2

Máy đo SpO2 là máy đo nồng độ ô-xy trong máu ngoại vi (pulse oximeter). Đây là một trong những thông số đặc biệt quan trọng đối với quá trình điều trị và hồi sức của người bệnh. Một người khỏe mạnh sẽ có độ bão hòa ô-xy động mạch ngoại vi (SpO2) trong khoảng từ 95-100%. Nếu con số này hạ xuống dưới mức 90% thì bắt đầu gây nguy hiểm.

(Ảnh minh họa)

Cần làm gì sau khi tiếp xúc với F0?

Sau khi tiếp xúc với F0, quan trọng nhất với người dân là cần súc họng, sát khuẩn. Cách súc họng diệt khuẩn là đầu tiên súc họng nước muối sinh lý, tiếp theo súc họng với dung dịch sát khuẩn Povidone1% hoặc Chlorhexidin từ 0,12 đến 0,2%, cuối cùng tiếp tục súc họng nước muối sinh lý để diệt virus.

(Ảnh minh họa)

Trẻ em cần bổ sung dinh dưỡng thế nào để phòng bệnh Covid-19?

Trong giai đoạn phòng dịch Covid-19 như hiện tại, trẻ cần được bảo đảm dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ, phù hợp với nhu cầu theo độ tuổi. Trẻ cần được đa dạng thực phẩm lành mạnh đến từ sữa, thực phẩm tươi sống, chế biến ngon miệng, hạn chế đồ ngọt, đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm được tích trữ trong tủ lạnh.

back to top