Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAL) mới đây nhận định, nền kinh tế khu vực này vẫn “mắc kẹt” trong bẫy tăng trưởng thấp và sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 1,8% trong năm nay. Cơ hội việc làm kém và biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến mức dự báo thấp này.
Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tích cực đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng một nghị quyết về AI cân bằng, đặt nền móng cho việc xây dựng các khuôn khổ quản trị và hợp tác quốc tế.
Các cuộc khủng hoảng toàn cầu đan xen tiếp tục đe dọa những tiến bộ đạt được của nhân loại trong tiến trình phát triển. Trong bối cảnh đó, thế giới tiếp tục kêu gọi thực thi những chính sách và giải pháp hiệu quả hơn, vì mục tiêu công bằng xã hội vốn đang là nội dung ưu tiên của các chương trình nghị sự.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp có vai trò quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo đang khiến nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục băn khoăn.
Sóng thần là mối đe dọa lớn đối với con người, nhất là với các nhóm dễ bị tổn thương, như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người già. Ðể giảm thiểu rủi ro liên quan "những con sóng mang tính tàn phá này", Ngày Nhận thức về Sóng thần thế giới năm nay tiếp tục nỗ lực nâng cao nhận thức, tăng cường mức độ sẵn sàng của người dân nhằm ứng phó hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm.
Thống kê của Liên hợp quốc cho biết, hơn một nửa dân số thế giới hiện sống tại các thành phố, nơi tập trung những khoản đầu tư lớn. Trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới, lao động tiếp tục đổ về các đô thị, khiến nhu cầu về cơ sở hạ tầng, nhà ở, giao thông và các dịch vụ xã hội tăng theo cấp số nhân. Trước tình hình đó, Ngày Thành phố thế giới năm nay kêu gọi tăng cường hợp tác và huy động các nguồn tài chính, với mục tiêu xây dựng các thành phố bền vững, kiên cường.
Bộ Thương mại Thái Lan vừa bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của tình trạng bất bình đẳng kinh tế ở nước này, kêu gọi các cơ quan chính phủ và tư nhân cần hợp tác để giảm bớt tình trạng này và bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội Thái Lan bền vững.
Các quốc gia thu nhập thấp phải đối mặt với tỷ lệ chênh lệch việc làm lớn nhất ở mức đáng báo động 21,5%, trong khi tỷ lệ này ở các quốc gia thu nhập trung bình và cao lần lượt là hơn 11% và 8,2%.
Ngày 21/3, tỷ phú Bill Gates, nhà đồng sáng lập hãng Microsoft, đã công bố một văn bản dài 7 trang với tiêu đề "Thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI) đã bắt đầu", trong đó phác thảo quan điểm của ông về tương lai của AI.
Từ ngày 6 đến 15/2, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), diễn ra Phiên họp thường niên thứ 61 của Ủy ban Phát triển xã hội (CSocD61) với chủ đề “Tạo việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho mọi người nhằm khắc phục bất bình đẳng, đẩy nhanh phục hồi sau đại dịch Covid-19 và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững”.
Tại cuộc họp báo kết thúc năm 2022, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới chung tay biến 2023 thành năm hành động vì hòa bình, bằng cách tìm giải pháp thiết thực cho các vấn đề cấp bách toàn cầu.
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế xóa nghèo (17/10), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi nỗ lực làm mới cam kết vì 1 thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, trải qua hai năm đại dịch, hiện thế giới có gần 1 tỷ người sống chung với các chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần. Các vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần đang đặt ra những thách thức trên quy mô toàn cầu, mà nếu không được thế giới ưu tiên giải quyết kịp thời, sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường.
IMF cho rằng, các biện pháp của Chính phủ Anh có thể sẽ làm gia tăng bất bình đẳng khi những người giàu là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ việc giảm thuế.
Đưa thế giới trở lại lộ trình phát triển bền vững là thông điệp mạnh mẽ được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) đưa ra tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc. Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hơn cho lộ trình phát triển, vốn đang đứng trước thời điểm mang tính quyết định, song bị đe dọa bởi hàng loạt cuộc khủng hoảng.
Ngày 13/9, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khai mạc khóa họp lần thứ 77 dưới sự trụ trì của tân Chủ tịch Csaba Korosi - người vừa nhậm chức 1 ngày trước đó.
Các biện pháp miễn trừ áp dụng lệnh cấm đi lại của Liên hợp quốc với 13 nhân vật cấp cao của Taliban hết hiệu lực trong đêm 19/8, trong khi các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang tìm cách gia hạn biện pháp này.
Phát biểu tại phiên khai mạc khóa họp thứ 49 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh: Bất bình đẳng về tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 thể hiện rõ nhất sự coi nhẹ vấn đề quyền con người, do đó thế giới cần nhanh chóng xóa bỏ tình trạng này.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 14/12 cảnh báo, biến thể mới Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh “chưa từng thấy” so với với bất kỳ biến chủng nào khác của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 từng được biết đến trước đó.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 11/10 kêu gọi các nước giàu tài trợ 100 tỷ USD cho quỹ của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), nhằm giúp các nước nghèo hơn giải quyết tình trạng đảo ngược phát triển gây ra bởi đại dịch Covid-19.
Tối 17-8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta tham dự phiên khai mạc trực tuyến Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 13.