Các trẻ từ Mái ấm Hoa Hồng được chuyển về chăm sóc, nuôi dưỡng tại Làng thiếu niên Thủ Ðức, thành phố Thủ Ðức.

Ngăn ngừa triệt để hành vi bạo hành trẻ em

Sau vụ việc nhiều trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng (Quận 12) bị bạo hành, hai bảo mẫu tại mái ấm này đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Hành hạ người khác”. Ðể ngăn ngừa phát sinh hành vi bạo hành tại cơ sở trợ giúp xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố đã lập kế hoạch tổng kiểm tra, thanh tra tất cả cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố, nhằm khắc phục lỗ hổng kiểm tra giám sát, quản lý địa bàn chưa được quan tâm đúng mức.
Trẻ được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình, thành phố Thủ Đức. (Ảnh: QUÝ HIỀN)

Đề nghị đưa ra xét xử lưu động vụ án bạo hành trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng

Chiều 6/9, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thông tin cụ thể về tình hình tiếp nhận, chăm sóc và điều trị cho 86 trẻ (trong đó 1 trẻ là con ruột của bảo mẫu) chuyển từ Mái ấm Hoa Hồng về Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình và Làng thiếu niên Thủ Đức. 
Các trẻ từ 1 tuổi trở lên của Mái ấm Hoa Hồng được đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng tại Làng Thiếu niên Thủ Ðức (thành phố Thủ Ðức, Thành phố Hồ Chí Minh).

Thiếu hậu kiểm, “khoảng trống” của những vụ bạo hành trẻ

Sau một số vụ việc bạo hành trẻ xảy ra tại các cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dạy trẻ ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, từ việc nuôi dạy trẻ đến công tác quản lý, đào tạo nghiệp vụ cho giáo viên, bảo mẫu thiếu sự hậu kiểm; việc phối kết hợp giữa chính quyền địa phương và cơ quan quản lý khi kiểm tra, cấp phép còn lỏng lẻo, chưa thể hiện vai trò, thẩm quyền theo quy định.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Lê Văn Thinh tặng đồ chơi cho trẻ tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình.

Tạo điều kiện tốt nhất cho 85 trẻ Mái ấm Hoa hồng hòa nhập tại 3 cơ sở bảo trợ

Chiều 5/9, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Lê Văn Thinh đã đi thực tế kiểm tra tình hình tiếp nhận, nuôi dưỡng 85 trẻ từ Mái ấm Hoa Hồng chuyển về 3 Cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý, gồm: Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp (15 em), Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình (34 em) và Làng thiếu niên Thủ Đức (36 em).
Bố trí cán bộ chăm sóc các cháu bé ở Mái ấm Hoa Hồng, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Báo Sài Gòn giải phóng)

Khẩn cấp bảo đảm an toàn, chăm sóc, phục hồi cho trẻ bị bạo lực tại Mái ấm Hoa Hồng

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương, kiểm tra xác minh vụ việc bạo lực trẻ em tại cơ sở Mái ấm Hoa Hồng, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn, chăm sóc, phục hồi cho trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực tại cơ sở này.
Các cơ quan chức năng làm việc tại mái ấm Hoa Hồng sáng 4/9 (Nguồn: Báo Thanh niên)

Khẩn trương xác minh, điều tra hành vi bạo hành trẻ em tại mái ấm Hoa Hồng

Chiều 4/9, qua báo cáo nhanh của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và các thông tin báo chí đăng tải về hành vi bạo hành đối với trẻ em tại mái ấm Hoa Hồng (Quận 12), Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo pháp luật.
Ảnh minh họa. (Nguồn: UNICEF)

Cùng hành động để phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 5/12, hơn 100 đại biểu đại diện đại diện Ủy ban bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN, Ban Thư ký ASEAN; đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan của Liên hợp quốc, tổ chức phi Chính phủ quốc tế, tổ chức xã hội; một số sở, ban, ngành và đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực ở địa phương đã tham gia thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Nhóm trông trẻ tự phát tại địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh GIA TUỆ)

Bất an với những nhóm trẻ, lớp học tư thục tự phát

Thời gian qua, việc các nhóm, lớp học tư thục độc lập được thành lập đã góp phần giảm bớt áp lực cho hệ thống giáo dục công lập. Tuy nhiên, quá trình hoạt động các nhóm lớp tư thục độc lập còn tồn tại nhiều hạn chế, khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn, gây tâm lý bất an, lo lắng cho các bậc cha mẹ.
Học sinh Trường THCS Nguyễn Thị Hương (huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi với luật sư tại phiên tòa giả định chuyên đề “Nói không với bạo hành trẻ em”. (Ảnh TUYẾT NHUNG)

Ngăn chặn hành vi bạo hành trẻ em

Những năm gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ. Nhiều người coi chuyện đánh con là bình thường, dẫn đến bạo hành trẻ em, gây bức xúc dư luận xã hội.
Dành tình cảm, sự quan tâm chăm sóc cho trẻ em là cách tốt nhất để phòng, chống bạo lực trẻ em. (Ảnh NGUYỄN ĐĂNG)

Nghiêm trị mọi hành vi gây thương tổn và xâm hại tới quyền trẻ em

Bạo hành trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội, với nhiều hình thức đa dạng, phức tạp, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, cũng như tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Ðể góp phần ngăn chặn, giải quyết tình trạng này rất cần sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng với những giải pháp toàn diện, thiết thực.
Ảnh được cắt từ clip trên internet.

Bắc Ninh: Tạm đình chỉ cơ sở giáo dục có bảo mẫu đè ngửa trẻ ép ăn cơm

Tối 14/3, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Dũng cho biết, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Từ Sơn đang phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố xác minh thông tin trẻ bị bảo mẫu đè ngửa, ép ăn cơm; đồng thời tạm đình chỉ hoạt động cơ sở này.