Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại trại thí nghiệm trồng lúa Sở Nông lâm Hà Nội (16-7-1960).

Nhớ và học tập phong cách của Người

Lần đầu tiên “Phong cách Hồ Chí Minh” được nhấn mạnh chính thức trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng đồng thời với những nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đây là yêu cầu khách quan và nội dung quan trọng để xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ.

DS Nguyễn Thọ Biên với những tài liệu quý về cây thuốc.

"Từ điển sống" về cây thuốc

Nhiều người gọi ông là nhà "dược liệu học", người "giữ vườn xuân", thầy thuốc của nhân dân. Riêng với tôi, ông là "từ điển sống" về cây thuốc. Suốt mấy chục năm qua, ông đã mang trọn niềm đam mê đi tìm, khảo sát cây thuốc qua các vùng miền Tây Bắc, Hà Nội, Lâm Đồng... Ông là dược sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thọ Biên, Chủ tịch Hội Dược liệu Lâm Đồng.

"Chia sẻ khổ đau với con người được phần nào thì mình cảm thấy vui, hạnh phúc. Làm việc thiện cũng là giây phút mình tìm thấy niềm vui trong cõi đời này". Ảnh:Tùng Cường

Một trái tim thiện nguyện

Có quá nhiều việc thiện thầy Mốt đã làm được như xây nhà tình thương cho trẻ mồ côi, lập trường dạy nghề cho trẻ khuyết tật, lập nhà hỏa táng, cấp quan tài, xe tang miễn phí cho người nghèo, hỗ trợ học bổng học sinh nghèo, xin việc cho sinh viên tốt nghiệp... Thầy Mốt được ủng hộ vì lòng tin của mọi người vào nhân tâm trong sáng của thầy.

Y sĩ Nguyễn Tấn Linh trong một lần sang trạm xá để cùng bạn khám, chữa bệnh cho dân.

Dòng sông chảy hướng mặt trời

Khi con người phân định nên chủ quyền lãnh thổ, dường như dòng Sê Pôn không muốn mình trở thành đường biên giới để mỗi khi vầng trăng trôi qua lại vấn vương câu hát "Anh ở bên này Đông Trường Sơn, em ở bên này Tây Trường Sơn...". Đông Trường Sơn là bản Ka Túp của Việt Nam còn Tây Trường Sơn là cụm bản Ka Túp của nước bạn Lào, chỉ có dòng Sê Pôn ở giữa làm biên giới. Nhưng cũng như muôn vàn con sông khác, dòng Sê Pôn luôn chảy về hướng mặt trời.

Đại tá Triệu Văn Điện (bên phải) ngoài dùng trí còn lấy nhân tâm thu phục lòng người. Ảnh Tư liệu Công an Lạng Sơn.

Vì cuộc sống bình yên

Đại tá Triệu Văn Điện được nhiều đồng nghiệp gọi là "Quả đấm thép" của Công an Lạng Sơn nhờ đánh án chính xác và tóm bắt nhanh đối tượng. Anh từng vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ bảo vệ biên giới phía bắc năm tròn 21 tuổi - khi đang là một chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động.

Thiếu tá Lê Văn Chương đang tác nghiệp trên vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa) tháng 5-2014. Ảnh: VĂN LÊ

Như cây phong ba của biển

Lê Văn Chương vốn là lính trinh sát biên phòng, nhưng lại đam mê viết báo. Từ khi trở thành người lính cầm bút ở Báo Biên phòng, anh đã mang đến cho bạn đọc những bài viết đậm hơi thở cuộc sống của khu vực miền trung, nơi anh thường trú. Bài anh viết có vị đậm của biển, sự sắt son một lòng vì Tổ quốc của những con dân đất Việt.

Trưởng phòng GD-ĐT Giá Rai (Bạc Liêu) Nguyễn Văn Bình.

Người luôn tâm huyết, trách nhiệm với sự nghiệp “trồng người”

NDĐT - Đó là thầy giáo Nguyễn Văn Bình, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Giá Rai (Bạc Liêu), người nhiều năm tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của địa phương. Đặc biệt, thầy đã góp phần rất quan trọng đưa chất lượng giáo dục - đào tạo của huyện đi lên, bảy năm học liền (từ 2008-2014) ngành GD-ĐT Giá Rai vinh dự được UBND tỉnh Bạc Liêu tặng “Lá cờ đầu khối thi đua các phòng GD- ĐT trong tỉnh”.

Thành công với giống thanh long mới trồng thử, ông Nhợi dự định sẽ cùng bà con nhân rộng.

Người đi xây bờ xôi ruộng mật

Mọi người thường gọi thân mật ông Ðàm Văn Nhợi, sinh năm 1951, người dân tộc Nùng, là "già làng". Làm Trưởng thôn, rồi Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Ðồng Thủy, xã Hương Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) ông đã dành nhiều tâm sức giúp người dân nơi đây chuyển đổi cách làm ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế, biến nhiều mảnh đất hoang thành bờ xôi, ruộng mật...

Ông Thiều (bên trái) bên ''chiến lợi phẩm'', tiêu diệt loài chuột lạ phá hại cây sâm Ngọc Linh.

Chuyện về "vua diệt chuột"

Những tìm tòi, sáng kiến giúp cải tiến chiếc bẫy diệt chuột thông thường trở thành công cụ bảo vệ cánh đồng lúa đầy hiệu quả đã khiến ông Trần Quang Thiều, người từng bị coi là "chuột ám" trở thành"vua diệt chuột". Mỗi bước chân đến một vùng miền, ông giám đốc "xắn quần lội ruộng" ấy đều dốc sức dốc lòng giúp bà con gia tăng giá trị canh tác.

Mái nhà thắp lên ngọn lửa hiếu học cho các em. Ảnh: BÙI THỌ

Lớp học nghĩa tình

Không phải là một nhà giáo được đào tạo chuyên môn và có nghiệp vụ sư phạm bài bản, nhưng anh Nguyễn Viết Học (xã Tân Long, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) lại đam mê nghề "gõ đầu trẻ". Dồn tâm huyết lập nên những lớp học, anh không chỉ mang đến cho các em nhỏ cơ hội được học kiến thức miễn phí, mà còn được học cả đạo làm người.

Các thành viên Hanoikids trong một chuyến dẫn khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Những người 9x kể chuyện ngàn năm

Trong hơn tám năm hoạt động, CLB Hanoikids (phần lớn là những người trẻ thuộc thế hệ 9x) đã thực hiện được hơn 7.000 tua, giúp đỡ hơn 15.000 khách du lịch quốc tế khám phá Hà Nội. Đó là những con số ấn tượng của CLB Hanoikids ("Những người con Hà Nội") đã và đang kể tiếp những câu chuyện ngàn năm cho du khách năm châu về Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Anh Thanh (người ngồi giữa) hướng dẫn nông dân cách trồng hoa cúc.

Tìm mọi cách để bớt khó cho dân

Từ nhiều năm nay, Chủ tịch UBND phường Ninh Giang (thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa) Trịnh Xuân Thanh nổi danh là người đề xuất nhiều sáng kiến nhằm giảm thủ tục hành chính. Anh đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa người dân và cán bộ phường, nâng cao đời sống kinh tế địa phương với những mô hình kinh tế hiệu quả.

TS Lê Văn Tri thăm một số đơn vị sản xuất mạ khay do Công ty Cổ phần công nghệ sinh học chuyển giao công nghệ.

Niềm đam mê và tấm bằng sáng chế

Hơn 30 năm qua, bằng niềm đam mê của mình, ông đã dành hết tâm sức cho việc nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm sinh học và phân phức hợp hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp nước nhà và góp phần xử lý, cải tạo môi trường sinh thái. Ông là TS Lê Văn Tri - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ sinh học - phân bón Fitohoocmon - Bifi, Chủ tịch Hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam.

Với tấm lòng thiện nguyện, cô giáo Thông đã giúp nhiều trẻ em Ngư Lộc biết chữ.

Những con chữ nhân hậu

Dù đã về hưu, Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) Nguyễn Thị Thông ở thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) vẫn không rời bục giảng. Ngày ngày, bà đưa con chữ đến với hàng trăm trẻ em và ngư dân nghèo không có cơ hội đến trường. Âm thầm bà mở ra cho con trẻ xứ biển những khát khao và cơ hội thay đổi cuộc sống không còn phải ám ảnh cái nghèo.

Các đại biểu trao đổi tại Hội nghị.

Sống tiếp phần đời sáng đẹp

Họ là những thương binh làm nhiệm vụ ngoài Biển Đông và bảo vệ biên giới phía bắc. Tuy mức độ thương tật khác nhau, nhưng họ cùng chung một điểm: Không ỷ lại, trông chờ chính sách. Hơn thế, họ luôn nỗ lực trong lao động, sản xuất và trở thành những tấm gương sáng giữa đời thường, đúng như lời dạy của Bác: "Thương binh tàn nhưng không phế"...

Ông Phước (bên trái) say sưa giới thiệu hiện vật trong bảo tàng.

Nhân lên lòng biết ơn

Từng nhiều năm công tác trong ngành bảo tàng, ông Bùi Xuân Phước thôn Phước Điền, xã Phước Đồng (Nha Trang, Khánh Hòa) luôn ấp ủ thành lập đền thờ và phòng tư liệu Bác Hồ. Từ năm 1994 về hưu, ông có thời gian tìm kiếm tư liệu, xây dựng thành công bảo tàng Uống nước nhớ nguồn, là địa chỉ nhiều người dân và khách thập phương quan tâm.

"Những ngày tháng bám biển, chiếc máy thông tin luôn là người bạn đồng hành cùng tôi. Biển đã ngấm vào máu thịt tôi, nó là quê hương thứ hai của người lính thông tin nhà giàn DK1. Sống ở biển, vui buồ

25 năm dẫn đường trên biển

25 năm tuổi quân, 25 năm ở nhà giàn, 25 năm gắn bó với máy thông tin I-com sóng cực ngắn, để truyền những bức điện duy trì mối dây liên lạc từ nhà giàn về đất mẹ. Bao nhiêu đêm thức trắng, bao nhiêu công điện khẩn, bao nhiêu lần tay mỏi rã rời, nhưng rực cháy trong tim đại úy Hồ Thế Công (chiến sĩ báo vụ nhà giàn DK1/3 tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân) luôn là một quyết tâm: dù bất kỳ hoàn cảnh nào, sự kết nối này vẫn phải được bảo đảm thông suốt.

Mời cộng tác viên, bạn đọc tham gia cuộc thi viết "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

Để thiết thực góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị; thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI về xây dựng Đảng, Báo Nhân Dânphối hợp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp tục phát động Cuộc thi viết về đề tài này lần thứ 4, năm 2014 - 2015. Chúng tôi trân trọng kính mời đồng bào cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài, cộng tác viên, bạn đọc tham gia Cuộc thi.

Góp một niềm tin

Góp một niềm tin

Lặng thầm và tâm huyết, 19 năm qua, y sĩ Trần Mạnh Hùng đã cùng với đồng nghiệp dốc lòng, dốc sức cho một công việc đặc biệt: chăm sóc, cảm hóa các đối tượng nghiện hút, mại dâm, những người nhiễm HIV tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục -Lao động xã hội tỉnh Tiền Giang.

"Ông chống tham nhũng"

"Ông chống tham nhũng"

Ông Đinh Văn Nhâm ở thôn Canh Mo, xã Sơn Nham (Sơn Hà, Quảng Ngãi) thường tâm niệm rằng: "Bác Hồ đã dạy cán bộ phải vì dân vì nước, không ăn hối lộ, không vun vén tư lợi, không vi phạm pháp luật, nếu có cán bộ như vậy thì phải lên án thôi.Tôi làm theo Bác đấy. Tôi làm không phải để được khen thưởng".

Ông Danh Văn Dưỡng (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang) kiểm tra giống gieo sạ HNOE - "viên hồng ngọc" trên vùng đất Phù Nam xưa.

Mồ hôi của người, nụ cười của lúa

Dẫu giá lúa vẫn còn bấp bênh, nhưng lão nông Bảy Quý (Hậu Giang), vẫn trân trọng nâng niu, chăm sóc các giống lúa OM (Ô Môn). Ông Bảy biết, các giống lúa, để đến được tay người nông dân, đều là tâm huyết của các nhà khoa học Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - những "bà đỡ" giúp người nông dân nơi đây tạo nên thế đứng của vựa lúa hôm nay.

back to top