Ngày 27/4, lãnh đạo Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) cho biết, đơn vị vừa đạt mốc 20 triệu giờ công an toàn, không có tai nạn lao động mất ngày công (LTI), đồng thời duy trì hoạt động sản xuất ổn định ở công suất cao trong suốt quý I/2025.
Đối thoại định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động đã diễn ra 9 lần, từ năm 2017 đến nay. Chương trình năm 2025 nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính và đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Công điện gửi Bộ trưởng các bộ: Công an, Xây dựng, Nội vụ, Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
Ngày 18/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2024, cả nước xảy ra 8.286 vụ tai nạn lao động, làm 8.472 người bị nạn, trong đó có 727 người tử vong. So với năm 2023, số vụ tai nạn lao động tăng 892 vụ, số người bị nạn tăng 919 người.
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, trong năm 2024, cả nước đã xảy ra gần 8. 300 vụ tai nạn lao động, gây thiệt hại về vật chất và tài sản hơn 43.000 tỷ đồng, chưa kể tổn thất về số ngày nghỉ do tai nạn lao động gây ra. Thiệt hại về kinh tế do tai nạn lao động đã tăng khoảng 26.000 tỷ đồng so với năm 2023.
Là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, Hà Nội đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, một số làng nghề đang phải đối mặt nguy cơ cao về mất an toàn lao động (ATLĐ) và ô nhiễm môi trường.
Sau những ngày gián đoạn phải tạm dừng sản xuất do ảnh hưởng của bão số 3, đến thời điểm này, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã lần lượt được cấp điện trở lại, nhanh chóng ổn định sản xuất-kinh doanh với yêu cầu cao nhất là bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động.
Bệnh nhân bị tai nạn lao động, kẹt tay vào máy cuốn với một lực kéo ép rất lớn khiến anh bị lóc toàn bộ da cổ bàn tay như kiểu lột găng. May mắn, anh được các bác sĩ phẫu thuật trồng lại da, cứu bàn tay khỏi bị cắt cụt.
Ngày 30/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 5957/VPCP-NN, yêu cầu Bộ trưởng, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố thuộc Trung ương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động; trong đó tập trung chủ động, tích cực triển khai quyết liệt một số nội dung sau:
Ngày 23/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dịch vụ Nhân đạo (Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) tổ chức tập huấn sơ cấp cứu cho cán bộ nhân viên và người lao động Công ty Bột mì Bình Đông (Tổng Công ty Lương thực miền nam).
Hôm nay, 12/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ xảy ra tại công trường thi công hầm thủy điện Nậm Cấu thuộc địa phận bản Khoang Thèn, xã Bum Tở, huyện Mường Tè khiến một người chết và một người bị thương nặng.
Ngày 18/7, Cơ quan điều tra Công an Lai Châu đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đoàn Trọng Đạt, sinh năm 1986, trú tại Tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn T&Đ86 về hành vi “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
Ngày 16/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Lai Châu đã quyết định khởi tố, tạm giam bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại Công trường thi công hầm thủy điện Nậm Cuổi 1, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn số 2354/BLĐTBXH-CATLD về việc tăng cường quản lý, tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tốc độ đô thị hóa nhanh, cho nên đã thu hút một lực lượng lao động lớn về làm việc.
Thời gian qua, tại nhiều địa phương liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thương vong cho nhiều người. Nguyên nhân được xác định chủ yếu do lỗi chủ quan của con người. Do vậy, các ngành chức năng cần có biện pháp hữu hiệu để bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
Liên quan vụ nổ lò hơi khiến 6 người chết, chiều 10/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, kết quả điều tra ban đầu xác định, nồi hơi và bình nén khí đều đã hết hạn kiểm định nhưng Công ty gỗ Bình Minh vẫn sử dụng, dẫn đến vụ nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trong quá trình lao động, sản xuất luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Nguyên nhân không chỉ đến từ sự thiếu quan tâm của chủ doanh nghiệp, mà còn từ chính người lao động chưa tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Thực tế này đòi hỏi cần có những giải pháp tổng thể để hạn chế tình trạng mất an toàn vệ sinh lao động.
Ngày 4/5, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” và Tháng Công nhân năm 2024.
Sáng 4/5, tại buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức yêu cầu, các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh, kiểm tra, siết chặt quy trình an toàn lao động trong sản xuất, không để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng tương tự như vụ nổ lò hơi ở Công ty gỗ Bình Minh vừa qua.
Ngay trong Ngày Quốc tế Lao động, ngày đầu tiên của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024, tại tỉnh Đồng Nai đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 6 người chết, 5 người bị thương. Vụ việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề an toàn lao động trong doanh nghiệp.
An toàn lao động có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với người trực tiếp lao động sản xuất, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế và toàn xã hội.
Ngày 23/4, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh và Đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024 với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, thiệt hại về vật chất và tài sản do tai nạn lao động lên tới hơn 17 nghìn tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2022. Trong đó, thiệt hại về vật chất là hơn 16.357 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng.