Hiện nay, ước tính có khoảng 267.000 người nhiễm HIV tại Việt Nam, trong đó, 87% người biết tình trạng nhiễm HIV, 79% người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV, 95% người được điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ có 95% người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng của mình.
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 3/11, cho ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định đây là chương trình rất quan trọng đối với quốc gia, đất nước, dân tộc.
Việt Nam hiện có 98,4% người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, cao hơn năm 2022 (96%) và hiện là chỉ số duy nhất đạt mục tiêu 95-95-95 của Việt Nam tiến tới chấm dứt bệnh HIV vào năm 2023.
Tỉnh Bình Dương đang gấp rút hoàn thiện cơ sở điều trị PrEP trong Trường đại học Thủ Dầu Một. Đây là một sáng kiến táo bạo, nhưng cũng đầy thách thức, để thuyết phục các bạn trẻ trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM) ở các trường học dám lộ diện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố hướng dẫn khoa học và quy phạm mới về virus HIV tại hội nghị khoa học về HIV của Hiệp hội Chuyên gia quốc tế về HIV/AIDS (International AIDS Society - IAS).
Phát minh thuốc điều trị HIV mới, thực hiện các công trình phát triển chất thay thế kháng sinh mới hứa hẹn cho ra đời những sản phẩm thuốc “Make in Vietnam”… là hai trong số rất nhiều thành tích của TS Trương Thanh Tùng (sinh năm 1989), Trưởng nhóm nghiên cứu thuốc mới, Khoa Dược, Đại học Phenikaa (Hà Nội).
Việt Nam đã lọt vào nhóm một số ít quốc gia đã khống chế dịch HIV trong nhóm tiêm chích ma túy với tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm này là 0,4/100 người năm.
Hiện nay, cả nước có hơn 196 nghìn người nghiện ma túy, trong đó có hơn 97 nghìn người nghiện đang ở ngoài xã hội, chiếm tỷ lệ 50%. Tình trạng người sử dụng chất ma túy trái phép, người nghiện ma túy ở ngoài xã hội, không được theo dõi, quản lý đã gây ra nhiều vụ phạm pháp hình sự.
12 nước châu Phi ngày 1/2 đã đưa ra kế hoạch chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 thông qua một loạt các chương trình xét nghiệm, điều trị và phòng ngừa HIV.
Hiện nay ước tính có khoảng 242.000 người nhiễm HIV tại Việt Nam đang còn sống, trong đó có 86% người biết tình trạng nhiễm HIV; 80% người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV; 96% người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.
“Tôi rất muốn Việt Nam có nhiều nhà khoa học về lĩnh vực y học, sinh học. Tôi sẽ suy nghĩ làm sao hợp tác và giúp đỡ các bạn nhiều hơn”, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học thế giới - Giáo sư Quarraisha Abdool Karim bày tỏ.
Năm 2022, lần đầu tiên bệnh nhân điều trị ARV và Methadone được hỗ trợ điều trị viêm gan C. Đến 30/9, số bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh nhân điều trị methadone mắc viêm gan C được điều trị tại 38 tỉnh, thành phố là 16.052 bệnh nhân, trong đó có 4.324 bệnh nhân methadone. Tỷ lệ khỏi bệnh trong số bệnh nhân được làm SVR12 đạt 97,4%.
Ngày 1/12, tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS.
Sáng 26/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Bộ Y tế) phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2022 với chủ đề "Chấm dứt đại dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng”.
Việt Nam là một trong bốn quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long, mục tiêu "Chiến lược Quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030” đặt ra khá tham vọng. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để tiến tới số người nhiễm HIV mới giảm dưới 1.000 trường hợp/năm vào năm 2030 và HIV/AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của cộng đồng.