Ngày 7/11, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife - SVW) phối hợp Vườn quốc gia Cúc Phương tái thả thành công 8 cá thể tê tê Java quý hiếm (tên khoa học là Manis javanica) về tự nhiên.
Ngày 18/6, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) cho biết, Trung tâm vừa phối hợp với Vườn quốc gia Cúc Phương cho sinh sản thành công 10 cá thể cầy vằn con. Đây là dự án nằm trong Chương trình Bảo tồn thú ăn thịt nhỏ và tê tê (CPCP) và là thành công lớn nhất từ trước đến nay trong việc sinh sản bảo tồn loài cầy vằn, đồng thời là một tiền đề quan trọng, đem lại hy vọng tái phục hồi quần thể cầy vằn ngoài tự nhiên…
Ngày 22/5, Trung tâm Tài nguyên dược liệu (Viện Dược liệu) và Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức hoạt động khảo sát về sinh thái và nguồn tài nguyên dược liệu của Vườn quốc gia Cúc Phương và trao đổi các hướng hợp tác nhằm bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên này trong thời gian tới. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) và Ngày Môi trường thế giới (5/6).
Ngày 15/5, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an thị xã Nghi Sơn vừa bàn giao 17 cá thể động vật loài rùa còn sống cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương chăm sóc, nuôi dưỡng.
Là 1 trong 20 tập thể, cá nhân được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024, từ năm 2019 đến nay, Vườn quốc gia Cúc Phương liên tiếp được tổ chức World Travel Awards (WTA) vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á.
Ngày 9/5, Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) cho biết, đơn vị vừa cứu hộ an toàn 1 cá thể Vượn đen má hung cực kỳ quý hiếm từ người dân tại thành phố Hải Phòng, đưa về Chương trình cứu hộ linh trưởng nguy cấp để chăm sóc, bảo tồn.
Trong những ngày đầu mở cửa tour đêm, Vườn quốc gia Cúc Phương đã thu hút hàng trăm du khách đến trải nghiệm. Không chỉ khám phá thế giới động vật, thực vật về đêm, tour tham quan còn giúp khách du lịch hiểu thêm về công tác cứu hộ, bảo tồn rừng. Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường, hệ sinh thái tự nhiên và các loài động vật hoang dã.
Ngày 21/3, Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) đã tổ chức Hội nghị tham vấn đề án du lịch sinh thái giai đoạn 2023-2030. Gần 100 đại biểu đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi cục Kiểm lâm các tỉnh, các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch đã tham dự.
Thú linh trưởng được xem là những loài chỉ thị cho sức khỏe hệ sinh thái, thước đo của mức độ đa dạng sinh học, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với đời sống văn hóa, tinh thần và khoa học phục vụ con người.
Trong các ngày 6-7/12, tại Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, lần đầu tiên diễn ra một hoạt động tập huấn - tham quan trải nghiệm bảo vệ rừng và nguồn nước với sự tham gia của 400 học sinh tiểu học và 100 giáo viên tổng phụ trách.
Cả nước có gần 14,8 triệu ha rừng, đang tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho khoảng 25 triệu người sống phụ thuộc vào rừng. Rừng không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế lâm nghiệp, mà còn là lợi thế tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ khác…
Ngày 20/10, Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn) đã phối hợp Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương giải cứu thành công cá thể voọc đen má trắng sinh sống tại khu vực giáp ranh Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ.
Trong hai ngày 28 và 29/9, tại Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình), Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tổ chức quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWP) tổ chức hội thảo “Tập huấn tăng cường năng lực báo chí khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã trái phép”.
Thời gian gần đây, tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương nhằm hiện thực hóa khát vọng (đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050): Là một trong những tỉnh khá, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững của vùng đồng bằng sông Hồng; là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia, đẳng cấp quốc tế; là miền đất đáng sống, an toàn và thân thiện.
Huyện miền núi Nho Quan nằm ở phía tây bắc tỉnh Ninh Bình, tiếp giáp với huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) và hai huyện Yên Thủy, Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình). Sử sách ghi lại tên gọi “Nho Quan” có từ triều Nguyễn, năm Tự Ðức thứ 15 (năm 1862), với ý nghĩa là vùng đất nho nhã, văn hiến.
Vườn quốc gia Cúc Phương được xây dựng với chức năng, nhiệm vụ chính là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái và giáo dục môi trường.
Tại Việt Nam, có một nơi được xem là ngôi nhà thứ hai của hơn 2.500 cá thể động vật hoang dã, nơi chúng được chuẩn bị “hành trang” để trở về ngôi nhà tự nhiên của mình, đó chính là Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) đang hướng tới phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, độc đáo, trong đó có hình thái du lịch thể thao xuyên rừng. Việc này có mục đích là nhằm nâng cao nhận thức cho khách du lịch và người dân về công tác bảo vệ sự đa dạng sinh học vùng rừng mưa nhiệt đới.
Ngày 3/3, Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) tổ chức Hội thảo "Du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn", nhằm thúc đẩy các hoạt động du lịch và sẻ chia mối quan hệ giữa rừng với cuộc sống.
Ngày 29/12, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) phối hợp Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình đã cứu hộ kịp thời 7 cá thể tê tê, trong đó có 2 cá thể tê tê vàng quý hiếm. Số động vật hoang dã nêu trên do Công an tỉnh Thanh Hóa tịch thu từ một vụ vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp.
Ngày 2/12, Vườn quốc gia Cúc Phương - Ninh Bình long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Trong Thư chúc mừng dịp Vườn quốc gia Cúc Phương kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1962-2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thân ái gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động qua các thời kỳ của ngành lâm nghiệp nói chung và của Vườn quốc gia Cúc Phương nói riêng những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) vừa phối hợp Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW), đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế-ma túy, Công an huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), cứu hộ thành công 2 cá thể cầy vằn bắc quý hiếm tịch thu từ các đối tượng vận chuyển, buôn bán trái phép ở huyện Ngọc Lặc.
Ấn tượng đầu tiên khiến du khách ngạc nhiên khi tới tham quan Bảo tàng Cúc Phương thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) là tháp bướm. Tháp trưng bày khoảng 350 mẫu bướm, trong tổng số 380 loài bướm được phát hiện ở Cúc Phương.
Ngày 12/8, tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các vườn quốc gia”.
Ngày 5/7, tại Vườn quốc gia Cúc Phương tỉnh Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã tổ chức báo cáo và bàn giao dự án xây dựng mô hình 3D số hóa công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, phát triển du lịch bền vững, có sự tham gia của cộng đồng cho Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương.
Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, phối hợp vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Ninh Bình tổ chức tái thả 30 cá thể cầy vòi mốc được cứu hộ, có đủ điều kiện trở về tự nhiên tại vườn quốc gia Cúc Phương vào chiều và tối 23/11, trước sự chứng kiến của nhiều khách du lịch.