Vận chuyển tê tê đến địa điểm tái thả.

Tái thả động vật hoang dã quý hiếm về tự nhiên

Ngày 12/6, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) cho biết, Trung tâm vừa phối hợp Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Cát Tiên và Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tái thả thành công 11 cá thể Tê tê Java (tên khoa học Manis Javanica) và 3 cá thể rái cá (tên khoa học Aonyx Cinereus) về tự nhiên, cùng với 4 khỉ đuôi lợn, 2 khỉ đuôi dài và 1 diều lửa.
Vụ người dân thấy hổ trong rừng phòng hộ tại Quảng Bình: Tránh gây hoang mang cho nhân dân

Vụ người dân thấy hổ trong rừng phòng hộ tại Quảng Bình: Tránh gây hoang mang cho nhân dân

Liên quan vụ việc người dân phát hiện hổ xuất hiện tại rừng phòng hộ, UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã; đặc biệt, tránh gây hoang mang, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt người dân.
Lực lượng chức năng tổ chức thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về với tự nhiên.

Đắk Lắk thả động vật hoang dã, quý hiếm về với tự nhiên

Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 6/6, tại tiểu khu 1187 thuộc Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng Đắk Lắk phối hợp Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông tổ chức thả 7 cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về với tự nhiên.
Ảnh: UNODC.

Bảo vệ đa dạng sinh học của hành tinh

Nạn buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã vẫn diễn ra dai dẳng, bất chấp những nỗ lực ngăn chặn của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Dù ghi nhận một số kết quả tích cực, song Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) trong báo cáo công bố gần đây tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng này vẫn ảnh hưởng đến hàng nghìn loài động, thực vật, là mối đe dọa với đa dạng sinh học toàn cầu.
Đại diện Vườn Quốc gia Vũ Quang báo cáo công tác bảo vệ đa dạng sinh học.

Hành động vì động vật hoang dã

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, sáng 22/5, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Vũ Quang phối hợp với Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (Dự án VFBC), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) đã tổ chức sự kiện “Hành động vì động vật hoang dã”.
Lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng tham gia tháo gỡ bẫy động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.

Bảo vệ động vật hoang dã ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có diện tích tự nhiên hơn 37.000 ha nằm trên địa bàn bảy xã phía nam của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: Đakrông, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Húc Nghì, Ba Nang, Tà Long và A Bung. Khu bảo tồn có đa dạng sinh học khá phong phú với gần 1.500 loài thực vật bậc cao, cùng 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch nhái và 72 loài cá.
Cán bộ Trung tâm cứu hộ Cúc Phương thả động vật hoang dã về tự nhiên.

Bảo vệ những "sứ giả" của rừng xanh

Việt Nam có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ thông thương giữa ASEAN và các khu vực trên thế giới. Do vậy đây được xác định vừa là nơi tiêu thụ, vừa là tuyến đường trung chuyển trái phép các loài động vật hoang dã (ÐVHD) và các sản phẩm ÐVHD, là "mảnh đất" màu mỡ để loại tội phạm này lợi dụng hoạt động.
Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum thả động vật hoang dã về lại môi trường tự nhiên. (Ảnh ĐỨC THÀNH)

Những bữa tiệc rừng

30 năm qua, từ khi Việt Nam tham gia Công ước về thương mại quốc tế bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), chúng ta đã có nhiều hành động thiết thực nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và quản lý việc buôn bán các loài động, thực vật có tên trong Sách đỏ. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã ở nước ta vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Điều đó cho thấy khung pháp lý và công tác quản lý, bảo vệ đối với các loài động vật hoang dã còn nhiều bất cập.
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu nổi bật đã thực hiện giám sát đa dạng sinh học từ đầu những năm 2000. (Ảnh: Vườn quốc gia Cát Tiên)

Vườn quốc gia Cát Tiên nỗ lực đạt chứng nhận Danh lục Xanh IUCN

Vườn quốc gia Cát Tiên là khu nổi bật đã thực hiện giám sát đa dạng sinh học từ đầu những năm 2000, với dữ liệu về các quần thể loài quan trọng như chim, linh trưởng, hươu và cá sấu. Hiện nay, vườn quốc gia Cát Tiên đang nỗ lực hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để đạt được chứng nhận Danh lục xanh IUCN dự kiến trong năm 2024.
Tái thả động vật hoang dã vào rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình).

Tăng cường quản lý việc gây nuôi động vật hoang dã

Gây nuôi động vật hoang dã vì mục đích thương mại là hoạt động đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Mặc dù hệ thống chính sách pháp luật hiện đã tương đối toàn diện, tuy nhiên các quy định về lĩnh vực này còn khá chung chung, cần có sự bổ sung để hoàn thiện kịp thời nhằm quản lý hiệu quả hoạt động nêu trên, góp phần bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã và hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh đến con người.
Hồ Hoa Mai trong Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng

Sau khi tiếp nhận động vật hoang dã, nhân viên của Trung tâm Du lịch sinh thái, Giáo dục môi trường và Cứu hộ phát triển sinh vật (gọi tắt là Trung tâm), thuộc Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang chia nhau chăm từng "miếng ăn, giấc ngủ" đến khi chúng khỏe mạnh và thả về tự nhiên. Chỉ người yêu động vật hoang dã, quý cuộc sống của muôn loài mới có thể gắn bó với các chuồng trại nằm tận rừng sâu như vậy.
Quang cảnh hội thảo.

Bảo vệ sức khỏe con người từ việc gây nuôi động vật hoang dã

Ngày 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Nâng cao nhận thức về phương pháp tiếp cận - Một sức khỏe nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật sang người phát sinh từ gây nuôi động vật hoang dã” và tổng kết Dự án "Giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam". Dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ).
Voọc gáy trắng sống trên núi đá vôi của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: HƯƠNG GIANG)

Phục hồi sinh cảnh cho động vật hoang dã quý hiếm

Trước bối cảnh chung về tình trạng đa dạng sinh học đang bị suy thoái, tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã gia tăng, các ngành, các cấp cùng với các tổ chức xã hội và nhân dân nhiều nơi đã chung tay, có những hành động thiết thực bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm.
Toàn bộ số động vật nguy cấp, quý hiếm bị công an bắt giữ (ảnh do CA cung cấp).

Phú Yên khởi tố bị can vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Ngày 25/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tuy Hòa đã khởi tố điều tra vụ án “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”; khởi tố bị can Lê Thị Đủ, sinh năm 1984, trú tại thôn Phú Sen Tây, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa theo điểm a, Khoản 1, Điều 244 Bộ luật Hình sự.
Ảnh minh họa.

Nguy cơ xuất hiện bệnh truyền nhiễm mới nổi nếu tiếp tục xâm hại động vật hoang dã

Nghiên cứu gần đây nhất của tổ chức WCS cho biết, kết quả thu thập các mẫu bệnh phẩm của động vật hoang dã từ các trang trại, chợ, nhà hàng, từ các sản phẩm buôn bán trái phép đã phát hiện nhiều virus truyền nhiễm mới với 5 virus corona, 2 virus herpes (bệnh thủy đậu, mụn rộp, zona) và 14 virus Rhabdo (gây bệnh dại). Xâm hại động vật hoang dã đưa vào tiêu thụ có thể sẽ làm con người phải đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm.