Đến với các bản làng trên địa bàn tỉnh miền núi Sơn La, nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp những lớp học với thầy giáo là bộ đội biên phòng, học sinh đã có đầy đủ cháu nội-ngoại, cô giáo gội đầu, ủ chấy, cắt móng tay cho học trò sau giờ lên lớp… Nơi rẻo cao xa xôi, nhiệt huyết với nghề, với học trò của các giáo viên bám bản chẳng khác nào những ngọn lửa hồng ấm áp giữa núi đồi âm u trùng điệp.
Lâm Đồng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có 48 dân tộc sinh sống. Qua các thời kỳ, đồng bào các dân tộc trong tỉnh luôn đoàn kết, một lòng tin theo Đảng, Bác Hồ và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, công tác giảm nghèo tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực, cuộc sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo…
Ngày 27/1, thừa ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã trao tặng 300 suất quà Tết của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho Tỉnh ủy Đắk Lắk để tặng cho đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
NDO - Chiều 8/12, Ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh Sơn La đã phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tổ chức truyền thông về dân số cho cán bộ người dân tộc, cán bộ, chiến sĩ biên phòng vùng biên giới huyện Sông Mã. Hoạt động nhằm triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học ở vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học; tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi… là một trong những nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục dân tộc.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta nói chung, ở tỉnh Kon Tum nói riêng. Tại xã Ðăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, nhờ sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể từ huyện đến xã cùng hoạt động tích cực của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, vận động ở cơ sở nên không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Sáng 8/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức họp báo thông tin về chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023.
Không chỉ bảo đảm tỷ lệ tham gia cấp ủy và các cơ quan dân cử ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cán bộ nữ phải là những người phát huy được năng lực thực hiện các chương trình hành động, phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả ở cơ sở. Tại tỉnh Phú Yên nhiều địa phương đã và đang phát huy tốt vai trò lãnh đạo nữ trong cấp ủy các cấp, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện.
Ngày 30/12, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp Ủy ban Dân tộc tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Trong hai ngày 3 và 4-10, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức chương trình Gặp mặt trẻ em tộc người Đan Lai và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi lần thứ nhất, năm 2020.