Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), ngày 31/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024.
Đây là hoạt động thiết thực để nghệ nhân, diễn viên quần chúng trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu văn hóa cồng chiêng, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, cùng chung tay, góp sức bảo tồn, quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk tham gia Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024. |
Phát biểu khai mạc Liên hoan, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Thái Hồng Hà cho biết, được UNESCO công nhận và vinh danh “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào đối với các tỉnh Tây Nguyên mà của cả dân tộc Việt Nam. Trong suốt gần 20 năm qua, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên luôn được tỉnh Đắk Lắk quan tâm, xây dựng và ban hành nhiều các nghị quyết, kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện cam kết trong nội dung Hồ sơ đệ trình với Tổ chức UNESCO.
Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024 là hoạt động thiết thực để nghệ nhân, diễn viên quần chúng trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu văn hóa cồng chiêng, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, cùng chung tay, góp sức bảo tồn, quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Liên hoan Văn hóa cồng chiêng là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn đoạn 2022-2025, góp phần ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh, phát triển kinh tế-xã hội.
Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024 là hoạt động thiết thực để nghệ nhân, diễn viên quần chúng trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu văn hóa cồng chiêng, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, cùng chung tay, góp sức bảo tồn, quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.
Tái hiện Lễ kết nghĩa mẹ-con của dân tộc Ê Đê Kpă. |
Qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của toàn dân; niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Các nghệ nhân tham gia liên hoan. |
Tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ 3 năm 2024 có gần 600 nghệ nhân, diễn viên quần chúng của các đoàn đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Liên hoan được diễn ra trong thời gian 2 ngày từ ngày 31/8 đến ngày 1/9/2024 tại 2 điểm Buôn du lịch cộng đồng Ako Dhông, phường Tân Lợi và Khu du lịch sinh thái cộng đồng Kotam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột.
Các nghệ nhân dân tộc Ê Đê diễn tấu cồng chiêng. |
Đến với liên hoan lần này, các đoàn nghệ nhân sẽ trình diễn những bài chiêng truyền thống trong các nghi lễ, lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên, khuyến khích kết hợp với múa xoang; trình diễn các loại nhạc cụ dân tộc độc tấu hoặc hòa tấu; trình diễn dân ca, dân vũ, trong đó khuyến khích phần đệm sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc như: Đing Năm, Đinh Tút, Đàn T’rưng, Goong, Brố... nguyên bản hoặc cải tiến; trình diễn giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống có giá trị đặc sắc tiêu biểu gắn với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…
Tất cả sẽ tạo nên một bữa tiệc âm nhạc cồng chiêng đặc sắc, độc đáo nhằm phục vụ đông đảo người dân và du khách yêu văn hóa dân tộc truyền thống đến với Đắk Lắk trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 này.
Đoàn nghệ nhân huyện Ea Súp đưa dàn chiêng Pơt của dân tộc Jrai đến biểu diễn tại Liên hoan. |
Đến với liên hoan, các nghệ nhân, diễn viên quần chúng bằng niềm say mê, trình diễn các tiết mục cồng chiêng gắn với nghi thức, nghi lễ truyền thống, với những lời ca, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tất cả sẽ tạo nên một bữa tiệc âm nhạc cồng chiêng đặc sắc, độc đáo nhằm phục vụ đông đảo người dân và du khách yêu văn hóa dân tộc truyền thống đến với Đắk Lắk trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 này.
Nghệ nhân Y Rai Byă, 73 tuổi đến từ xã Cư Pui, huyện Krông Bông phấn khởi cho biết: Đến với liên hoan lần này, Đoàn nghệ nhân của huyện Krông Bông trình diễn nhiều hoạt động, trong đó có trình diễn phục dựng nghi lễ cúng Tuốt lúa của đồng bào Ê Đê. Đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Ê Đê, bởi bao đời nay đồng bào Ê Đê gắn bó với nền nông nghiệp, trong đó có lúa rẫy. Với quan niệm đa thần nên trước khi tuốt lúa, đồng bào Ê Đê làm lễ xin phép Thần lúa cho bà con tuốt lúa đem về phục vụ cuộc sống. Dù hiện nay, bà con đã biết làm ruộng nước, việc sản xuất lúa rẫy còn rất ít nhưng đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Ê Đê nên Đoàn nghệ nhân huyện Krông Bông phục dựng, trình diễn để mọi người hiểu thêm về nghi lễ này và chung tay gìn giữ, bảo tồn trong đời sống đương đại.
Các nghệ dân dân tộc Jrai,huyện Ea Súp diễn tấu cồng chiêng. |
Nghệ nhân Y Trọng Mlô, 15 tuổi đến từ buôn Alia, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ tâm sự: Ở địa phương, em được các nghệ nhân truyền dạy diễn tấu cồng chiêng đã 3 năm nay. Lâu nay, trong buôn có hoạt động hay lễ hội gì em đều tham gia diễn tấu cồng chiêng, vui cùng bà con buôn làng. Nay em được tham gia Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk Lắk lần thứ 3 năm 2024, có rất nhiều đội chiêng ở khắp các buôn làng trong tỉnh về dự, diễn tấu, trong đó các nghệ nhân đã lớn tuổi, diễn tấu cồng chiêng rất điêu luyện, nhịp nhàng và cuốn hút giúp em học hỏi rất nhiều. Sau liên hoan này, trở về buôn làng em sẽ tiếp tục học tập diễn tấu cồng chiêng, vừa để phục vụ buôn làng, vừa góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình...
Các nghệ nhân trẻ dân tộc Ê Đê đến từ huyện Krông Bông diễn tấu chiêng tre. |
Còn Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân chia sẻ: Liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần này thứ thu hút gần 600 nghệ nhân, diễn viên quần chúng của các đoàn đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, đồng thời các nghệ nhân, diễn viên quần chúng mang đến liên hoan với nhiều trích đoạn lễ hội, nghi thức, hát dân ca, hát đối đáp, trình diễn các loại nhạc cụ dân tộc gắn với các sinh hoạt văn hóa truyền thống có giá trị đặc sắc tiêu biểu gắn với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên… Tất cả sẽ tạo nên một bữa tiệc âm nhạc cồng chiêng đặc sắc, độc đáo nhằm phục vụ đông đảo người dân và du khách yêu văn hóa dân tộc truyền thống đến với Đắk Lắk trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 này.
Hòa trong tiếng chiêng rộn ràng là những điệu múa nhịp nhàng của các cô gái Jrai, Ê Đê, M'nông. |
Đến với liên hoan, các nghệ nhân, diễn viên quần chúng bằng niềm say mê, trình diễn các tiết mục cồng chiêng gắn với nghi thức, nghi lễ truyền thống, với những lời ca, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc...
Điều này cho thấy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa cồng chiêng nói riêng ở Đắk Lắk đã phát huy hiệu quả, các lễ hội, sinh hoạt, hoạt động có diễn tấu cồng chiêng không chỉ phát triển khắp các buôn làng mà ngày càng có nhiều bạn trẻ biết diễn tấu cồng chiêng và yêu thích cồng chiêng.
Đồng thời, đồng bào các dân tộc trong tỉnh không chỉ biết bảo tồn mà còn có nhiều sáng tạo trong việc sử dụng, diễn tấu cồng chiêng để phù hợp với cuộc sống đương đại. Chính điều này đã giúp cho cồng chiêng luôn “sống” mãi với các hoạt động, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Phục dựng nghi lễ Tuốt lúa của dân Ê Đê. |
Không chỉ những người con của buôn làng mới yêu văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình mà các du khách khi đến với Đắk Lắk trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 này cũng hết sức ngỡ ngàng và bị cuốn hút bởi những giá trị độc đáo của văn hóa cồng chiêng.
Chị Nguyễn Thị Thủy, một du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Tôi đã đến Đắk Lắk nhiều lần nhưng lần này đúng vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 nên được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ do địa phương tổ chức để phục vụ nhân dân và du khách. Trong các hoạt động ở địa phương, tôi ấn tượng nhất khi được tham dự Liên hoan Văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, bà con đã mang tới liên hoan rất nhiều các nghi lễ, lễ hội và trình diễn rất nhiều loại cồng chiêng của các dân tộc khác nhau trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ này.
Tôi ấn tượng nhất khi được tham dự Liên hoan Văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, bà con đã mang tới liên hoan rất nhiều các nghi lễ, lễ hội và trình diễn rất nhiều loại cồng chiêng của các dân tộc khác nhau trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ này.
Chị Nguyễn Thị Thủy, Thành phố Hồ Chí Minh
Lâu nay tôi xem trên ti vi đã thấy hấp dẫn rồi, còn lần này được tận mắt chứng kiến bà con trình diễn, diễn tấu mới thấy hết sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn, lôi cuốn của văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên, nhất là văn hóa cồng chiêng. Điều này cho thấy, trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện công tác bảo tồn và phát phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn rất tốt, nhất là văn hóa cồng chiêng.
Đồng bào dân tộc Ê Đê mời khách uống rượu cần. |
Tặng quà cho các nghệ nhân cao tuổi tham dự Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024. |
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk rộn ràng vui đón 79 năm Quốc khánh 2/9. |
Ở các buôn làng, đồng bào các dân tộc đều treo cờ và tổ chức các hoạt động chào mừng Quốc khánh 2/9. |
Tại lễ khai mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024, Ban tổ chức liên hoan trao 60 quà suất quà cho các nghệ nhân lớn tuổi tiêu biểu; trao 60 suất quà cho nghệ nhân trẻ; trao 17 suất quà cho đội nghệ nhân nữ và trao 15 suất quà cho các nghệ nhân nữ tiêu biểu... nhằm động viên, khích lệ các nghệ nhân luôn dành hết sức lực, trí tuệ và sự nhiệt huyết cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.