Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Ngày 7/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh được hơn 1 tỷ USD, đạt gần 150% kế hoạch năm đề ra. Đây được xem là thời điểm Đồng Nai có rất nhiều lợi thế thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn tăng cao về vốn đầu tư mới và vốn điều chỉnh, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn.
Tháng 3/2024 ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh của các dự án hiện hữu cũng như giá trị các giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn so hai tháng đầu năm nhưng không có nhiều dự án quy mô lớn.
Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.
Cùng với tín hiệu phục hồi tích cực của nền kinh tế khi hầu hết các ngành, lĩnh vực đều đạt kết quả tốt hơn so cùng kỳ năm 2023, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng 38,6%, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các doanh nghiệp Australia hiện có 631 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 2,037 tỷ USD (lũy kế đến ngày 22/2/2024).
Vốn FDI trong hai tháng đầu năm tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài; các đối tác đầu tư lớn nhất đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á.
Theo báo cáo của tỉnh Nghệ An, đến ngày 20/12, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nghệ An năm 2023 đã đạt gần 1,6 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và lọt vào tốp 10 các tỉnh, thành phố có vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước.
Năm 2023, tỉnh Bắc Ninh có 9 chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn giảm sâu nhất tính trong 10 năm gần đây. Tại Hội nghị lần thứ 20, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa 20, tổ chức ngày 30/11, các đại biểu đã tập trung dành thời gian phân tích những hạn chế, đưa ra các giải pháp với quyết tâm thực hiện cao nhất nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2024.
Chiều 23/11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 17 để triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2024.
Trong bối cảnh dòng chảy đầu tư toàn cầu có nhiều biến động, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực. Nguồn lực FDI cũng trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế và mang lại những dấu ấn tích cực, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về vấn đề này.
Trong bối cảnh mới, Việt Nam cần có ngay chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Đây là mũi tên trúng hai đích: giúp Việt Nam tận dụng được thời cơ lớn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lôi kéo được các dự án công nghệ cao; đồng thời tránh được nguy cơ trở thành điểm đến của các dự án FDI chất lượng thấp, quy mô nhỏ.
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng cả về vốn đăng ký mới và vốn thực hiện, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam tăng lên.
Sáu tháng đầu năm 2023, tỉnh Bắc Ninh thu hút được 139 dự án FDI, tăng 89 dự án so với cùng kỳ năm 2022; vốn đăng ký mới đạt 570,4 triệu USD, tăng 451,2 triệu USD.
Ngày 18/4, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 9 (kỳ họp chuyên đề), xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền, có tính cấp thiết, quan trọng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Từ đầu năm đến nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 494 triệu USD, bằng 40,9% kế hoạch thu hút FDI cả năm 2023. Đây là tín hiệu tích cực trong hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh, đồng thời khẳng định Quảng Ninh luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sáng 2/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 1/1-20/2, Thành phố đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 103 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 99 triệu USD.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.