Ủy ban Xúc tiến đầu tư Thái Lan (BOI) cho biết, từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm nay, có tới 2.195 dự án đầu tư tại nước này, tăng 46% so cùng kỳ năm ngoái. Các dự án có tổng vốn đầu tư 722,528 tỷ baht, tăng 42% so cùng kỳ năm ngoái (500 tỷ baht). BOI đánh giá, đây là số vốn đầu tư cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây tại Thái Lan.
Bất chấp nhiều bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á.
Singapore dẫn đầu danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 7,3 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so cùng kỳ.
Ba “từ khóa” chính trong quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là “kết nối -hội nhập-cất cánh”. Thông điệp này sẽ được khẳng định như một cam kết chính trị nghiêm túc của lãnh đạo địa phương tại hội nghị công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư vào Đồng Nai. Thái độ chân thành, cầu thị, đặc biệt đề cao tính công khai, minh bạch, tạo cơ hội, môi trường bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp qua diễn đàn lần này, chính là bước “kích hoạt” khẩn trương chuẩn bị điều kiện thuận lợi, sẵn sàng kéo những nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế đến làm ăn thành công tại vùng đất “đắc địa”.
Bức tranh kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh tỉnh Đồng Nai 8 tháng đầu năm 2024 rất nhiều gam màu sáng, chuyển biến tích cực. Điều đó khẳng định công tác chỉ đạo, điều hành đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, để thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu chủ yếu, mục tiêu đề ra cho cả năm, cần nỗ lực cao độ hơn nữa, nhất là về giải ngân vốn đầu tư công và thu ngân sách nhà nước. Đó là tinh thần được nhấn mạnh tại cuộc họp giao ban Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức vào ngày 4/9.
Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.
Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Ủy ban Dân tộc và Công ty TNHH Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế (ISC) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài và tăng cường xúc tiến đầu tư tại các tỉnh miền núi của Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC) vừa đề xuất 2 bộ tiêu chí về thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án FDI và giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đây là bộ tiêu chí đầy đủ về đánh giá hiệu quả FDI, làm căn cứ cho việc giám sát, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng FDI trong cả nước. Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Ngô Công Thành, Phó Chủ tịch Viện ISC về vấn đề này.
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đăng ký mới tăng mạnh so cùng kỳ là do số lượng dự án mới tăng cao và có dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (hơn 400 triệu USD và hơn 600 triệu USD).
Tháng 5, Viettel Global tiếp tục có thị trường thứ 7 vươn lên số 1, đó là Movitel tại Mozambique. Như vậy, với 10nthị trường đầu tư, Viettel Global có tới 7 thị trường nắm giữ vị trí dẫn đầu về thị phần.
Cần có các điều khoản quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn dự án FDI nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương chủ động xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Liên chi hội tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) vừa khai trương văn phòng phía nam nhằm mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Xu hướng đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam ngày càng gia tăng, phần lớn các tập đoàn điện tử lớn như: Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đầu tư vào Việt Nam.
Chỉ số Niềm tin kinh doanh (BCI) vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố cho thấy niềm tin mạnh mẽ của doanh nghiệp châu Âu vào nền kinh tế Việt Nam.
Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý I/2024 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi và có sự thay đổi đáng kể trong phát triển kinh tế của các địa phương.
Sau hơn 4 năm thực hiện Kế hoạch số 222/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về triển khai Đề án thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, thì về cơ chế, chính sách hỗ trợ vẫn còn cần bổ sung để lĩnh vực này đạt hiệu quả cao hơn.
Tháng 3/2024 ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh của các dự án hiện hữu cũng như giá trị các giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn so hai tháng đầu năm nhưng không có nhiều dự án quy mô lớn.
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 7,5-8% đã đề ra. Thực hiện được mục tiêu này, không chỉ bảo đảm phát triển hiệu quả kinh tế-xã hội của thành phố mà còn đóng góp rất quan trọng cho tăng trưởng chung cả nước.
Xây dựng các khu công nghiệp để chuẩn bị quỹ đất sạch là một trong những điều kiện có tính chất quyết định trong thu hút đầu tư, nhưng hiện nay, nguồn tài chính cho phát triển hạ tầng khu công nghiệp tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Vốn FDI trong hai tháng đầu năm tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài; các đối tác đầu tư lớn nhất đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á.
Năm 2023, Việt Nam đã đón nhận một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn nhờ thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế với các đối tác quan trọng và nỗ lực xúc tiến thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Những năm qua, tỉnh Vĩnh Long ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động thu hút, hợp tác đầu tư trên nguyên tắc định hướng trọng tâm, trọng điểm, nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Nổi bật trong năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, bước đầu đã đem lại nhiều kết quả khả quan.
Trong bộn bề khó khăn của năm 2023, Việt Nam vẫn đạt kết quả rất ấn tượng trong hợp tác đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới lên đến 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% và vốn giải ngân ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022, là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Báo cáo về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2023, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so cùng kỳ.
Chiều 11/12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp nước ngoài nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và hiệu quả.
Trong bối cảnh dòng chảy đầu tư toàn cầu có nhiều biến động, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực. Nguồn lực FDI cũng trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế và mang lại những dấu ấn tích cực, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về vấn đề này.
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế, nhất là các dự án công nghệ cao, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Nhờ đó, đã có những đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách... Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao vẫn chưa đạt như mong muốn, đòi hỏi cần có những giải pháp toàn diện.
Ngày 25/10, Bộ Ngoại giao phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Quảng Ngãi tại Hà Nội. Sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến các đối tác quốc tế, giúp Quảng Ngãi mở rộng không gian hội nhập quốc tế.