Trong những năm qua, với tầm nhìn về một tương lai phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tích cực chuyển đổi năng lượng, hướng đến giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.
"Chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu trong thế giới hiện nay. Giờ đây, khách hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào thương hiệu. Thương hiệu của doanh nghiệp là một tài sản vô hình có giá trị quan trọng đối với một doanh nghiệp. Thương hiệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn; tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ" - Phó Chủ tịch VCCC Hoàng Quang Phòng chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân về vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp.
Ngày 22/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức họp báo công bố, phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2024.
Trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến là địa phương có môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn, biểu hiện rõ nhất đó là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của địa phương này luôn được đánh giá cao. Tuy vậy, theo bảng xếp loại về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì Hà Tĩnh lại nằm ở nhóm "đội sổ" khi đứng thứ 54/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vậy đâu là lý do khiến mức độ hài lòng của các doanh nghiệp với địa phương này sụt giảm?
Chiều tối 30/7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về hỗ trợ xúc tiến đầu tư-thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2024-2026, tầm nhìn 2030.
Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược và là xu thế chung toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Với ngành logistics, xanh hóa không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể gây chồng chéo với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Sáng 20/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, gần 100 đại biểu, đại diện các cơ quan sở, ngành, Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã tham dự hội thảo kết nối kinh doanh với chủ đề “Đa dạng nhà cung cấp và mua sắm có trách nhiệm giới”.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi 1:2024 QCVN 05A:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Chiều 28/5, tại thành phố Hải Phòng đã khai mạc diễn đàn Logistics vùng lần thứ 5 với chủ đề “Chuyển đổi số - Động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2024”
Theo Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2023 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, hoạt động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phối hợp, tổ chức. Hội nghị đưa ra bức tranh tổng quan về nguồn vốn và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam.
Sáng 11/4, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức Hội thảo doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (net-zero) vào năm 2050.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, VCCI đề xuất điều chỉnh một số quy định việc người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.
Xu hướng đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam ngày càng gia tăng, phần lớn các tập đoàn điện tử lớn như: Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đầu tư vào Việt Nam.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), vẫn duy trì quy định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp phân loại dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ tiêu dùng trong nước.
Chiều 8/3, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức Chương trình Gặp gỡ Xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề “Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa”, với sự tham dự của 350 đại biểu bao gồm lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo VCCI; đại diện Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Công thương góp ý cho dự thảo Nghị định phát triển điện mặt trời mái nhà. VCCI cho rằng, cần thống nhất thủ tục cho phép lắp điện mặt trời mái nhà để tránh nhũng nhiễu, tiêu cực.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa cho biết, VCCI nhận được ý kiến phản ánh của nhiều doanh nghiệp về sự bất cập của quy định quản lý thuế đối với giao dịch liên kết tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Nhiều kiến nghị, phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp nêu ra đã được đại diện lãnh đạo bộ, ngành trong lĩnh vực tài chính trực tiếp giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn tại Hội nghị đối thoại về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2023 vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI), 10 tháng năm 2023, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) đã đạt hơn 36 tỷ USD.
Báo cáo Kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu Long 2023 đã đưa ra kết quả nghiên cứu bức tranh kinh tế vùng chậm hồi phục, do ảnh hưởng tiêu cực chung của kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, báo cáo cũng xác định: thể chế, quản trị và liên kết vùng là nội dung then chốt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển vùng.
Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi phát triển điện khí LNG. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện khí LNG. Bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam hiện đối diện những khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Theo ông Phạm Thái Lai, Giám đốc Trung tâm thông tin Kinh tế (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), 35 hồ sơ vào vòng chung kết của Giải thưởng Hành động vì cộng đồng đều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng. Tất cả các dự án đều xoay quanh các nội dung liên quan đến “phát triển bền vững”, “lấy con người làm trung tâm”, “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Trong văn bản góp ý về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị không thu hẹp điều kiện áp dụng xác định các phương pháp xác định giá đất và khắc phục tình trạng hai giá trong giao dịch bất động sản.
Chiều 3/11, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tổ chức Hội thảo Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gia đình Việt Nam năm 2023. Hội thảo nhằm góp phần thúc đẩy văn hóa kinh doanh vì sự phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Trong 30 năm phát triển và sáng tạo, Diễn đàn doanh nghiệp không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn tiên phong, đổi mới sáng tạo tổ chức các hoạt động, sự kiện hỗ trợ doanh nghiệp, tích cực tham gia phản biện chính sách,...
Trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới ban hành mới đây, đã đưa ra quan điểm và định hướng "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, mà phải bổ sung các chế tài phù hợp để xử lý vi phạm", đây là nội dung đang được cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân đặc biệt quan tâm hiện nay.
Tối 18/10, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels (Bỉ) diễn ra sự kiện Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Bỉ nhằm tạo nền tảng cho cơ hội trao đổi trực tiếp và kết nối giữa các doanh nghiệp hai bên.
Thực tế hiện nay, thị trường bất động sản gần như "đóng băng", nguyên nhân được xác định do có sự tác động rất lớn từ những vướng mắc pháp lý, chiếm đến 70% khó khăn của các dự án. Theo kế hoạch, trong năm nay, Quốc hội đang thảo luận và sẽ thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản,... Các đạo luật này được cho là sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, cũng như thị trường bất động sản, thị trường nhà ở và nền kinh tế.