Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tặng quà cho công chức- viên chức, người lao động tại buổi họp mặt.

Thành phố Hồ Chí Minh tặng quà cho nghệ sĩ, nhân viên hậu đài, vận động viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình họp mặt tặng quà cho công chức-viên chức, người lao động, nghệ sĩ, công nhân, kỹ thuật, hậu đài, huấn luyện viên, vận động viên thành phố có hoàn cảnh khó khăn.
Vận động viên Việt Nam tranh tài tại SEA Games 31. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Giải pháp nào để ngành thể thao Việt Nam có thể vươn tầm phát triển?

Để có thể vươn tầm châu lục và thế giới, trước hết, thể thao Việt Nam phải quyết tâm loại bỏ các tiêu cực, tồn tại, hạn chế. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã khẳng định, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Còn về việc nâng cao chất lượng và thành tích của thể thao nước nhà, người đứng đầu ngành cũng như các chuyên gia cho rằng, cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp và một chiến lược bài bản mang tính lâu dài…
Vận động viên thể dục dụng cụ sinh năm 2000 - Carlos Yulo của Philippines giành Huy chương Vàng Olympic Paris 2024. (Ảnh: Reuters)

Bài học kinh nghiệm về phát triển thể thao từ các nước trong khu vực

Để cạnh tranh tại những đấu trường thể thao quốc tế đầy khắc nghiệt, ngoài việc làm trong sạch nội bộ và loại bỏ tiêu cực, các quốc gia cần những phương pháp như kết hợp giữa đầu tư chính phủ, sự hợp tác cùng khu vực tư nhân và quá trình đào tạo từ gốc tới ngọn dành cho vận động viên. Minh chứng tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines đã thể hiện rõ nét phương hướng đúng đắn nêu trên.
Vận động viên Vũ Đức Anh tranh tài ở nội dung nhảy cao nam tại SEA Games 31. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Kinh phí cho vận động viên thi đấu quốc tế: Thiếu cơ chế hay hạn chế nguồn lực đầu tư?

Cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bước đầu đã có những xử lý về mặt hành chính đối với những bất cập trong ngành thể thao như Báo Nhân Dân đã nêu trong bài 1. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những vướng mắc, hạn chế trong quy định, chính sách hiện hành cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tiêu cực, đồng thời là trở ngại lớn cho sự phát triển của thể thao Việt Nam.
Nữ cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi thi đấu tại giải Billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới (World Championship Ladies) diễn ra tại Pháp. (Ảnh: FBNV)

Vận động viên “than” tự bỏ tiền túi đi thi đấu quốc tế, bị bớt xén khẩu phần ăn…

Vụ vận động viên thành tích cao tố cáo huấn luyện viên bớt xén tiền thưởng, khẩu phần ăn đã được đưa ra chất vấn tại nghị trường Quốc hội. Bên cạnh đó, sự việc nữ cơ thủ Billiards & Snooker Nguyễn Hoàng Yến Nhi phản ánh tự bỏ tiền túi đi thi đấu quốc tế cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người yêu mến thể thao nước nhà. Vậy, đó là những sự việc “cá biệt” hay nó phản ánh một thực trạng “nhức nhối” không nhỏ đang tồn tại trong ngành thể thao Việt Nam?
Các nữ vận động viên tranh tài tại giải đấu.

[Ảnh] Hơn 1.200 vận động viên cầu lông thi đấu tranh Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI

Ở lần tổ chức năm nay, bên cạnh các đối tượng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, phổ thông trung học, kiện tướng quốc gia..., giải đấu lần đầu tiên mở rộng quy mô, có sự góp mặt của các vận động viên hệ cán bộ, giáo viên và giảng viên tuổi 70+.
Cổ động viên đặc biệt của giải vô địch bóng bàn Báo Nhân Dân

Cổ động viên đặc biệt của giải vô địch bóng bàn Báo Nhân Dân

Điều làm nên thành công của mọi giải đấu, ngoài chất lượng chuyên môn, những trận đấu kịch tính, nghẹt thở còn là không khí bên ngoài sàn đấu, là những cổ động viên trung thành và nhiệt huyết. Họ đã góp phần “tiếp lửa” cho các đội tuyển tham gia thi đấu đạt thành tích cao. Tại Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 42 năm nay có một cổ động viên vô cùng “đặc biệt”.
Đồng hành cùng Giải vô địch bóng bàn quốc gia 2024

Đồng hành cùng Giải vô địch bóng bàn quốc gia 2024

Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân sau 42 năm đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành giải thi đấu chuyên nghiệp đỉnh cao có uy tín và quy mô lớn nhất của bộ môn bóng bàn Việt Nam. Giải đã ngày càng nhận được sự quan tâm và đồng hành của nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước. Đây là nguồn lực quan trọng cho việc tổ chức giải thành công tốt đẹp. Qua đó, góp phần lan tỏa những giá trị của Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân trong bức tranh chung của phong trào bóng bàn cả nước.
Vận động viên cử tạ Trịnh Văn Vinh được kỳ vọng giành huy chương tại Olympic Paris 2024. (Ảnh DT)

Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.
Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Hội khỏe Phù Đổng.

Hơn 2.000 vận động viên tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực 1

Ngày 10/5, tại Phú Thọ, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực 1 đã chính thức khai mạc với sự tham gia của gần 2.400 vận động viên, huấn luyện viên đến từ 13 tỉnh gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La.
Đôi điều cần biết về Thế vận hội 2024

Đôi điều cần biết về Thế vận hội 2024

Ngày 16/4, ngọn đuốc Olympic biểu trưng cho hòa bình, tình đoàn kết và tinh thần thể thao đã được thắp lên tại sân vận động cổ đại ở Hy Lạp. Ngọn lửa sẽ được rước tới Paris để thắp sáng lễ khai mạc Olympic vào ngày 26/7. Trước thềm 100 ngày trước khi kỳ Thế vận hội chính thức bắt đầu, các công đoạn chuẩn bị cho mùa giải Olympic và Paralympic 2024 đang bước vào những giai đoạn cuối cùng.