[Infographic] Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp

[Infographic] Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp

Với 271 đề mục được sắp xếp khoa học vào 45 chủ đề, Bộ Pháp điển Việt Nam là một công trình công phu, đồ sộ nhưng lại dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí, giúp các cá nhân, tổ chức thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật, qua đó góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống và nâng cao trình độ pháp lý của người dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và các đại biểu nhấn nút công bố Bộ pháp điển Việt Nam.

Sẽ đẩy mạnh số hóa, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Ngày 5/11, Bộ Tư pháp công bố Bộ pháp điển Việt Nam sau 10 năm triển khai thực hiện. Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, với 45 chủ đề được sắp xếp khoa học, công phu, Bộ Pháp điển Việt Nam sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo.(Ảnh: Trần Hải)

Tích cực rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Chiều 7/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Tại hội nghị giao ban công tác quý II năm 2024 giữa Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã và HĐND thành phố Hà Nội đã quán triệt nội dung và triển khai kế hoạch của Thường trực HĐND thành phố về thi hành Luật Thủ đô năm 2024. Theo quy định tại Luật Thủ đô năm 2024, HĐND thành phố sẽ thực hiện tăng thêm hơn 80 nội dung nhiệm vụ, quyền hạn. Cùng với đó, số lượng đại biểu chuyên trách cũng được tăng thêm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND các cấp; bảo đảm thực chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm.

Huy động nguồn lực triển khai tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp

Ngày 10/7, dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2024 tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Bộ, ngành Tư pháp đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024.
Rà soát, xử lý dứt điểm các văn bản có nội dung trái pháp luật

Rà soát, xử lý dứt điểm các văn bản có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan khẩn trương ban hành và chỉ đạo ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung còn nợ và xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Quang cảnh phiên thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)

Khắc phục tình trạng “đổ thừa” cho luật

Thảo luận về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu cho biết, hiện nay có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức khi gặp vấn đề khó khăn trong thực thi nhiệm vụ đều quy cho thể chế, pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập để đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Hệ thống pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh

Hệ thống pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh

Giải trình trước Quốc hội về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, qua rà soát cho thấy hệ thống pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận ở tổ tại kỳ họp thứ 6. (Ảnh DUY LINH)

Nhận diện mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong các luật, văn bản dưới luật

Báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của cơ quan của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mang ý nghĩa hết sức quan trọng, qua đó đánh giá đầy đủ bức tranh tổng thể về chất lượng của hệ thống pháp luật và hiệu lực, hiệu quả việc đưa pháp luật vào cuộc sống.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc.

Giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2020-2022

Chiều 13/6, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức Phiên họp giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2020-2022”.
Hoạt động đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Coi trọng chất lượng giáo dục đại học

Thời gian qua, giáo dục đại học đã chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục đại học Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức, như hệ thống giáo dục đại học phát triển không đồng đều, chất lượng đào tạo và ngân sách đầu tư còn hạn chế.
Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Ảnh: ĐĂNG KHOA

98,3% kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 3 đã được giải quyết theo quy định

Sáng 20/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo.
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp tại Hội trường Diên Hồng, chiều 25/5. (Ảnh: LINH KHOA)

Lấy người dân làm trung tâm trong khám, chữa bệnh

So với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 hiện hành, dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được xây dựng theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm”, thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh của người dân, đồng thời tăng cường hiệu quả, kỷ cương của công tác quản lý nhà nước về hoạt động này.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang. (Ảnh: KHOA NGUYÊN)

Nâng cao chất lượng rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đánh giá công tác lập và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh có nhiều đổi mới, tiến bộ và kết quả tích cực, nhiều đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị cần giải quyết một số hạn chế, bất cập tồn tại từ lâu, đặc biệt liên quan đến chất lượng rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.